Về đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn: Nên bỏ cách ra đề “Có ý kiến cho rằng...“?

Thủy Lâm |

Sau khi công bố đề thi tham khảo môn Ngữ văn kì thi THPT quốc gia, đã có nhiều ý kiến phản hồi không mấy tích cực. Với tư cách là giáo viên trực tiếp đứng lớp và ôn thi cho học sinh lâu năm, tôi xin được có thêm vài góp ý về đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn.

Về cấu trúc đề thi

Cấu trúc đề thi về cơ bản giữ nguyên bởi học sinh đã làm quen với dạng đề để chuẩn bị cho kì thi. Song, trong cấu trúc chung đó có thể có thay đổi chút ít để phù hợp hơn.

Cụ thể, phần Đọc hiểu, cần tăng cường câu hỏi xoay quanh nhiều kiến thức liên quan hình thức của văn bản, không đi sâu phân tích, cảm nhận, lí giải để học sinh chỉ cần trả lời ngắn gọn. Riêng câu hỏi 4 trong phần Đọc hiểu, thường yêu cầu trả lời bằng việc viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng. Nội dung của phần này có nhiều chỗ trùng lặp với câu hỏi 1 của phần Làm văn, vì đều xoay quanh văn bản ở phần Đọc hiểu, sẽ rất hạn chế hứng thú viết và sáng tạo của học sinh. Hơn nữa, trong thời gian 120 phút, phần viết quá nhiều: Viết ở phần Đọc hiểu - câu 4 (đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng), viết ở câu 1 của phần Làm văn (đoạn văn 200 chữ) và viết ở bài văn Nghị luận văn học (câu 5 điểm). Ý kiến đề xuất của tôi là bỏ bớt phần viết ở câu 4 bằng câu hỏi khác yêu cầu trả lời ngắn gọn hoặc chỉ để 3 câu.

Về câu viết đoạn văn Nghị luận xã hội (Câu 1, Làm văn) liên quan văn bản đọc hiểu ở trên nhưng giới hạn trong một đoạn văn 200 chữ. Đây là một yêu cầu khá khó với học sinh bởi các em sẽ gặp khó khăn trong việc biến bài nghị luận xã hội thành một đoạn văn ngắn. Để triển khai hết các bước của bài nghị luận xã hội, thường vượt quá dung lượng của đoạn văn 200 chữ. Bằng chứng rất mâu thuẫn là gần như tất cả đáp áp của câu hỏi này đều vượt quá 200 chữ. Lưu ý là đáp án đang ở dạng dàn ý chi tiết. Vậy học sinh sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Ngoài ra, để có sự phong phú về phạm vi kiến thức và kĩ năng làm bài cho học sinh, trong cấu trúc đề thi nên chọn thể loại văn bản phong phú hơn. Ví dụ, nếu phần Đọc hiểu, chọn văn bản thơ thì phần Làm văn, nên là văn bản văn xuôi hoặc ngược lại. Điều này không những tạo hứng thú mà còn giúp kiểm tra được nhiều năng lực và kĩ năng của các em.

Đảm bảo tính chính xác, khoa học và phù hợp trình độ học sinh

Đề thi minh họa câu 1 phần Đọc hiểu hỏi: Ở mỗi đoạn văn trên đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày nào trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành? Câu hỏi này huy động kiến thức về đoạn văn nhưng đề bài không nên chỉ ra các cách trình bày mà nên hỏi: Ở mỗi đoạn văn trên đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày nào? Hiệu quả câu hỏi sẽ cao hơn vì kiểm tra được kiến thức về cách trình bày đoạn văn và vận dụng vào nhận diện ở văn bản. Kiến thức này đã học rất kĩ ở cấp 2 và ôn tập lại ở lớp 10 nên nếu hỏi như vậy là quá dễ và quá lộ so với khả năng của học trò.

Câu hỏi số 2 phần Đọc hiểu, hỏi: Theo tác giả, chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học”? Đây là câu hỏi máy móc, bởi vì đáp án đã có ngay trong cùng vế câu. Câu hỏi đọc hiểu kiểu lấy câu chữ có sẵn trong văn bản trả lời cho câu hỏi thường dành cho bài kiểm tra đọc hiểu của môn Tiếng Anh nhưng ở đây là Tiếng Việt. Có vẻ hài hước vì không phù hợp với trình độ của một học sinh đã hoàn thành xong chương trình THPT.

Riêng câu 2 trong phần Làm văn hỏi: Về nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Tràng là gã trai quê nông nổi, liều lĩnh. Lại có ý kiến nhấn mạnh: Đó là một con người đầy khao khát, tốt bụng.

Bằng cảm nhận của mình về nhân vật Tràng, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

Đề thi cần hướng tới tính chính các, khoa học nhưng đề tham khảo lần này chưa đảm bảo. Rất dễ nhận ra là đề thi không nói rõ xuất xứ truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, hai ý kiến về nhân vật Tràng, cũng không có xuất xứ. Với đề bài đưa ra các ý kiến khác nhau cần nêu rõ xuất xứ của ý kiến đó chứ không nên nói chung chung như “có ý kiến cho rằng…”.

Thông thường, điều người làm bài nghĩ đến đầu tiên về các ý kiến này là đã có người nói như vậy nghĩa là nó phải có cơ sở nào đó, nghĩa là mặt nào đó đúng hoặc có lý (họ mới đưa ra ý kiến trừ khi họ không bình thường). Tại sao người ra đề không đưa ra rõ xuất xứ của ý kiến mà lại bâng quơ như vậy. Đó là chưa kể về nội dung của hai ý kiến cũng có nhiều tranh cãi về tính chính xác, phù hợp. Tại sao người ra đề không đưa ra rõ xuất xứ của ý kiến để đảm bảo tính khoa học hay là chẳng ai phát biểu như vậy mà người ra đề đã tự nghĩ ra?

Có thể khó để định lượng cụ thể và chính xác một đề thi thế nào là phù hợp với trình độ của học sinh THPT, chỉ cần người ra đề đặt mình vào vị trí của học trò và trả lời câu hỏi: Nếu bản thân mình, là một giáo viên, một giảng viên đại học, một nhà nghiên cứu… sẽ thực hiện đề bài đó trong thời gian 120 phút (trong phòng thi) thì sẽ thế nào? Với tâm thế đó, tôi tin Bộ sẽ có vài điều chỉnh để đề thi đến với các em trong kì thi sắp tới đạt được tính khoa học và phù hợp nhất.

Thủy Lâm
TIN LIÊN QUAN

Góp ý với Bộ GDĐT về đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn

QUANG ĐẠI |

Mặc dù đã có nhiều ý kiến phân tích về bất cập của đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia, tuy nhiên, trong đề thi tham khảo mới công bố, Bộ GDĐT tiếp tục đưa ra một phiên bản không có gì thay đổi so với đề thi năm trước.

Trực tiếp bóng đá Man City 1-2 Arsenal: Hết hiệp 1

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Man City và Arsenal ở vòng 5 Premier League diễn ra vào lúc 22h30 ngày 22.9.

Bàn giao túi vàng bỏ quên trong thùng từ thiện gửi vùng lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Tối 22.9, thông tin từ Công an huyện Bảo Thắng, Công an xã Xuân Quang đã tổ chức bàn giao túi đồ trang sức bằng vàng bỏ quên trong thùng đồ từ thiện.

Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh ra khỏi điểm sạt lở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lớn khiến sạt lở đất vào khu ký túc xá học sinh, ngay sau đó lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh đến nơi an toàn.

Thể Công Viettel thắng ngược Hà Nội FC tại sân Mỹ Đình

NHÓM PV |

Tối 22.9, Thể Công Viettel đã đánh bại Hà Nội FC với tỉ số 2-1 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.