Đó là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, những vướng mắc về cơ chế, chính sách khiến các hạng mục thi công tại dự án vẫn tương đối chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến các mốc tiến độ quan trọng của dự án như mốc khởi động bằng dầu đầu tiên (đốt dầu) và mốc khởi động bằng than lần đầu (đốt than).
Nhận diện những nút thắt
Các mốc tiến độ đang bị chậm do một số nguyên nhân chính
Tính đến hết năm 2018, tiến độ tổng thể dự án đạt gần 83%. Trong đó, công tác thiết kế đạt 99,54%, công tác mua sắm thiết bị, vật tư đạt 99,64%, công tác gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,56% và công tác thi công xây dựng đạt 78,45%.
như công tác hoàn thiện phần xây dựng, lực lượng nhân lực, máy móc thiết bị, huy động của nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ mua sắm vật tư chậm, cung cấp thiếu đồng bộ và thiếu chi phí do phải thu hồi tạm ứng và chậm hoàn thành hồ sơ thanh toán. Đặc biệt, việc Tổng thầu dự án là Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí chưa lựa chọn được nhà thầu vận hành chạy thử nhà máy đã khiến tiến độ tổng thể toàn dự án đều chậm.
Tính đến hết năm 2018, tiến độ tổng thể dự án đạt gần 83%. Trong đó, công tác thiết kế đạt 99,54%, công tác mua sắm thiết bị, vật tư đạt 99,64%, công tác gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,56% và công tác thi công xây dựng đạt 78,45%.
Cần nói rõ thêm là hầu hết các hạng mục xây dựng chính của NMNĐ Thái Bình 2 đều được hoàn thành cơ bản, chỉ thiếu bước hoàn thiện do thiếu hụt về tài chính và nhân lực, kéo theo công tác xây dựng chưa đạt như tiến độ đề ra. Cụ thể, dự án đã cơ bản hoàn thành công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị khu vực nhà máy chính, hệ thống khí nén (đạt 95 - 99%). Hiện đang tiếp tục triển khai các hạng mục cung cấp nguyên nhiên liệu, phụ trợ như than, dầu.
Về công tác chuẩn bị phát điện, dự án đã hoàn tất các hạng mục công việc liên quan đến công tác đóng điện ngược Sân phân phối (SPP) điện 220kV và vận hành SPP 220kV ổn định, an toàn. Đồng thời, quy trình phối hợp vận hành giữa NMNĐ Thái Bình và NMNĐ Thái Bình 2 cũng đã được hoàn thành. Ban QLDA NĐDK Thái Bình 2 cũng đã hoàn tất dự thảo hợp đồng khung thuê Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) vận hành NMNĐ Thái Bình 2. Ban QLDA đã phối hợp với các đơn vị trong Tập đoàn như Liên doanh Việt Nga - Vietsovpetro (VSP), Công ty Dịch vụ Điện lực Dầu khí (PVPS), Trường Cao đẳng nghề Dầu khí (PVMTC) cùng các học viên của Ban QLDA đo thông mạch cáp các tủ điều khiển của hệ thống ESP (hệ thống cân bằng điện), thí nghiệm cấp 10kV, chuẩn hóa (calip) các đồng hồ đo đếm trong nhà máy.
Đáng chú ý, các mốc tiến độ dự kiến được Tổng thầu PVC lập trên cơ sở hoàn thành công tác lựa chọn và ký kết hợp đồng với Nhà thầu chạy thử trong tháng 3/2018. Vì vậy, việc chậm trễ lựa chọn nhà thầu chạy thử (hơn 4 tháng) đang tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành các mốc chính và tiến độ tổng thể của dự án.
Căn cứ thực tế triển khai dự án, theo đề xuất của Tổng thầu EPC, đánh giá của Tư vấn giám sát PMC, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh tiến độ của dự án như Tổ máy 1 hoàn thành vào tháng 6/2019 và Tổ máy 2 hoàn thành vào tháng 9/2019.
Cần hướng dẫn cụ thể để tránh phạm luật
Thời gian qua, toàn bộ hệ thống chính trị của PVN đã nỗ lực vào cuộc với mục đích đẩy nhanh tiến độ dự án NMNĐ Thái Bình 2 về đích. Tập đoàn đã thành lập Ban Chỉ đạo đặc biệt về dự án NMNĐ Thái Bình cùng các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên trong Tập đoàn tích cực hỗ trợ cả về con người lẫn thiết bị đưa trực tiếp đến công trường.
Ban Chỉ đạo đã tổ chức hàng chục cuộc họp, lấy ý kiến góp ý của Tổng thầu cùng các Nhà thầu tham gia xây dựng dự án, đề ra các giải pháp, tập hợp kiến nghị gửi lên Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ hòng gỡ khó cho dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Tuy nhiên, cho đến nay, các kiến nghị về dự án vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phản hồi, chỉ đạo cụ thể, một số bộ, ngành chỉ đưa ra những ý kiến chung chung, chưa có hướng dẫn hay gợi ý phương án xử lý cụ thể.
Ngoài ra, một trong số những khó khăn nổi bật đó là việc dự án kéo dài trong nhiều năm bởi liên quan đến sai phạm của một số cá nhân trong vụ án của Tổng thầu PVC khiến chi phí quản lý tăng lên nhiều lần. Đến nay, Tổng thầu không đủ nguồn lực tài chính để tiếp tục triển khai dự án. Bởi vậy, Ban QLDA đã yêu cầu Tổng thầu khẩn trương lập dự toán chi tiết về chi phí quản lý dự án để trình cấp thẩm quyền phê duyệt bởi chi phí này liên quan đến chi phí đầu tư dự án. Mặt khác, Tổng thầu PVC cũng đang tích cực thoái vốn đầu tư tài chính trong những năm trước để dồn nguồn lực tiếp tục triển khai dự án.
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 là một trong những dự án nguồn điện cấp bách được hưởng cơ chế đặc biệt trong Quyết định 2414 của Chính phủ ký ngày 11/12/2013. Tính đến nay, quyết định này đã có hiệu lực 5 năm nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cho một số nội dung còn vướng mắc. Việc triển khai thiếu sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan quản lý cấp Nhà nước có thể dẫn đến việc vi phạm pháp luật hiện hành. Đây chính là vướng mắc lớn nhất đối với dự án NMNĐ Thái Bình 2 khiến Chủ đầu tư cũng như Tổng thầu không thể triển khai dự án.
Với tổng mức đầu tư lên đến 1,7 tỉ USD, mỗi tháng chậm tiến độ sẽ khiến Chủ đầu tư mất hàng triệu USD tiền lãi phải trả cho các tổ chức tín dụng. Đối với dự án "lận đận" từ khi chưa lọt lòng như NMNĐ Thái Bình 2, bên cạnh sự nỗ lực của PVN và các đơn vị thành viên, cần sự chỉ đạo xem xét và hướng dẫn cụ thể hơn nữa của Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành liên quan.