Sau dịch COVID-19, nhiều nước có thể sẽ cấu trúc lại nền kinh tế hướng nội

Thiên Bình |

Khi Trung Quốc rơi vào khủng hoảng do dịch COVID-19, nhiều quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng theo, trong đó có Việt Nam. Bởi Trung Quốc đang đóng góp khoảng 40% hàng hóa trung gian cho các chuỗi cung ứng tại châu Á và 10% cho Hoa Kỳ.

Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể khiến tăng trưởng kinh tế năm nay của Trung Quốc và những nước khác ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương giảm tốc đáng kể và hàng triệu người có nguy cơ rơi vào đói nghèo.

Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, tác động tiêu cực của dịch bệnh kéo dài sang năm tới, kinh tế khu vực này năm 2020 dự kiến giảm 0,5%, mức yếu kém nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998. Theo kịch bản xấu nhất, kinh tế Trung Quốc sẽ gần như chững lại, với mức tăng chỉ 0,1%.

Rủi ro dịch bệnh làm ảnh hưởng suy thoái kinh tế trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại toàn cầu.

Đánh giá sơ bộ trong báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, Trung Quốc có vai trò lớn trong chuỗi giá trị và tiêu thụ toàn cầu.

Theo ước tính của Bloomberg vào tháng 2.2020, dựa trên số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, Trung Quốc đóng góp khoảng 40% hàng hóa trung gian cho các chuỗi cung ứng tại châu Á và 10% cho Hoa Kỳ. Do đó, từ tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, ít nhất trong ngắn hạn, việc tìm kiếm nguồn cung thay thế sẽ đặc biệt khó khăn đối với các sản phẩm mà Trung Quốc là nhà cung cấp chiếm ưu thế trên toàn cầu.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương, trong những thập kỷ qua, thế giới theo đổi chính sách toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá đem lại lợi lớn khi quốc gia nào có lợi thế về lĩnh vực nào thì sẽ tập trung vào sản xuất trong lĩnh vực đó. Trong 30 năm qua, thế giới chưa bao giờ tạo nên một tài sản chung lớn như vậy. Đó là thành quả của toàn cầu hoá.

Tuy nhiên, qua dịch bệnh này, nhiều nước thấy rằng tính tập trung cao nhưng cũng kéo theo sự lệ thuộc lớn. Lấy ví dụ về trường hợp của Hoa Kỳ, chuyên gia này cho rằng, từ trước đến nay, Mỹ nghĩ rằng vấn đề thiết bị y tế như khẩu trang quá đơn giản nên họ giao cho các nhà cung ứng của Trung Quốc.

Thế nhưng khi có dịch bệnh, Mỹ đã trở tay không kịp. 50 thống đốc của 50 tiểu bang của Mỹ đang phải "chạy ngược chạy xuôi" tìm nguồn khẩu trang. Có lẽ sau đại dịch này, nước Mỹ sẽ nhìn lại cấu trúc kinh tế của mình, giảm độ toàn cầu hoá và hướng nội nhiều hơn.

"Không chỉ có Mỹ mà nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam sẽ hướng nội nhiều hơn. Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chúng ta cũng nên nghiên cứu chính sách hướng nội để không rơi vào tình trạng khủng hoảng", chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương phân tích.

Chuyên gia kinh tế này cũng nhấn mạnh, dịch COVID-19 không phải là dịch bệnh bình thường mà nó đã ảnh hưởng đến toàn cầu. Trong thời điểm này vì nền kinh tế thế giới liên kết quá chặt chẽ với nhau nên khi 1 nước có vấn đề thì cả thế giới sẽ có vấn đề. Khi Trung Quốc khủng hoảng, nguồn cung suy giảm, đã tạo thành cơn sốc mà thế giới chưa bao giờ hình dung được.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp xuất khẩu tìm hướng vượt khó mùa dịch

Gia Miêu |

Mặc dù tình trạng giao thương đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu TPHCM trong 3 tháng vẫn được ghi nhận con số tăng hơn so với cùng kỳ.

Không cách ly xã hội, kinh tế Việt Nam có thể "ngấm đòn" nặng hơn

Nhóm PV |

Nếu chúng ta tiến hành cách ly xã hội đến hết 30.4, hoặc lâu hơn để kiểm soát dịch bệnh, kinh tế chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhưng điều này được xem là cần thiết để kiểm soát dịch bệnh. Nếu dịch bệnh kéo dài, kinh tế Việt Nam sẽ càng rơi xuống đáy khủng hoảng. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương để cùng nhìn về bức tranh toàn cảnh của kinh tế Việt Nam trong đại dịch COVID-19.

Doanh nghiệp thay đổi để thích ứng vươn lên

Cẩm Văn |

Không chỉ trông chờ vào các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm với kênh cung ứng hàng hóa mới thích ứng với bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 ngày càng lan rộng.

Cây mai cổ xù kỳ mỹ ở Kiên Giang xác lập kỷ lục Việt Nam

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Cổ xù kỳ mỹ là cây mai vàng kiểng cổ, xù chảy toàn thân, dáng trực một cốt đạt giá trị độc bản tại Việt Nam.

Bánh lá liễu độc lạ của người Tiều ở Chợ Lớn

Thạch Lựu |

Với màu hồng bắt mắt, bánh lá liễu (hay bánh hồng đào) là món ăn truyền thống của người Triều Châu luôn có trong những dịp lễ, Tết.

Miền Bắc sắp chuyển mưa rất to, có nơi vượt mốc 200mm

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo từ chiều tối 29.9, miền Bắc chuyển mưa rào và dông. Trọng tâm mưa ở khu vực trung du và vùng núi.

Tàu trật bánh hai lần trong một ngày khi qua Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Chỉ trong một ngày, tàu khi qua địa bàn Thừa Thiên Huế trật bánh hai lần.

Bản tin công đoàn: Educa hoàn tiền vụ đưa người đi Hàn Quốc

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Chỉ đạo nóng vụ người nước ngoài ở NOXH; Educa nhận "ngoài tầm kiểm soát" vụ đưa người đi Hàn Quốc...