Tại sao vào Tết Đoan Ngọ phải ăn trái cây, rượu nếp?

Huyền Chi |

Theo quan niệm cổ truyền, người dân Việt có thói quen ăn hoa quả, rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ như một cách để trừ tà, diệt sâu bọ gây hại.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ.

Đây là một trong những nghi lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú gắn liền với kinh nghiệm của nhân dân lao động về sự tuần hoàn của quy luật tự nhiên, thời tiết… có tác động đến sức khỏe, sinh hoạt của con người cũng như hoạt động sản xuất mùa vụ trong năm.

Người dân tổ chức Tết Đoan Ngọ để phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng, cầu mong mùa vụ bội thu.

Ở nhiều nơi, các gia đình có thói quen ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen... để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Tại nhiều vùng của các tỉnh Bắc bộ, người dân thường dùng hoa quả đặc biệt là quả mận, loại quả chua phổ biến trong mùa này để giết sâu bọ.

Rượu nếp cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày này, người ta cho rằng bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được.

Tết Đoan Ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ một truyền thuyết. Vào một ngày sau khi trúng vụ mùa, nông dân ăn mừng nhưng lại bị sâu bọ kéo đến ăn sạch hoa màu, thực phẩm đã thu hoạch. Trong khi đang đau đầu không biết phải xử lý thế nào thì có một ông lão xuất hiện tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo và chỉ một lúc sau, đàn sâu bọ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: "Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này, cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng".

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Vì vậy, Tết Đoan Ngọ là ngày diệt sâu bọ, phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt hết các loại gây hại cho mùa màng, cho cây trồng, trong đó cũng có nhiều loại sâu có thể ăn được.

Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái tết có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân, là dịp để gia đình sum họp.

Ở Châu Á, Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo phong tục của từng quốc gia, mâm cúng còn có thêm các lễ vật đặc trưng.

Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở 3 miền Bắc - Trung - Nam có gì?

Mộc Anh |

Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5) hay còn được biết đến với tên gọi Tết diệt sâu bọ là một trong những ngày lễ được đông đảo người dân Việt quan tâm. Trong ngày này, theo từng vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có sự chuẩn bị mâm cúng khác nhau từ hoa quả đến các món ăn, món bánh.

Phong vị bánh bá trạng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ

Mộc Anh |

Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

Xóm bánh ú giữa lòng TPHCM tất bật trước ngày Tết Đoan Ngọ

YẾN NHI |

Cứ đến dịp Tết Đoan Ngọ hàng năm, xóm nhỏ nằm trên đường Phạm Thế Hiển, phường 5, Quận 8, TPHCM tất bật chuẩn bị làm bánh ú tro.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.