Tranh cãi dữ dội về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Đề xuất “Giáo viên không được gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân hiện gây tranh cãi dữ dội.

Ở loạt bài đăng trên Lao Động xoay quanh những ý kiến về đề xuất “Giáo viên không được gọi học sinh là con”, nhiều đôc giả đã để lại bình luận thể hiện quan điểm của mình. Trong rất nhiều bình luận của độc giả, có thể thấy, mỗi người đều có góc nhìn riêng, và đang có sự chia rẽ, khác biệt trong lập luận.

Phản biện “xưng hô chỉ là chuyện nhỏ, nên quan tâm việc lớn hơn”

Rất đông độc giả đưa quan điểm phản biện, trong đó bạn đọc Hoàng Long viết: “Nếu giới nghiên cứu tâm huyết thì hãy góp ý cái gì đó thiết thực hơn để chấn hưng nền giáo dục nước nhà, vốn dĩ đang rất nhiều vấn đề, thay vì bàn chuyện thay đổi những tiểu tiết như thế này. Xưng hô “con” là của miền Nam, miền Bắc xưng “em”, đó chỉ là thói quen, không ảnh hưởng gì đến chất lượng giáo dục”.

Đồng quan điểm, độc giả Nguyễn Thị Kim Tiên bày tỏ: “Để học sinh xưng tôi với giáo viên cũng giống như vị giáo sư đề xuất bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” vậy. Xưng hô cũng là một lễ nghĩa cần gìn giữ muôn đời, thầy cô như cha mẹ, “cô giáo như mẹ hiền”, mọi người quên rồi sao?”.

Độc giả Thanh Nhàn cho rằng, “Riêng tôi thấy gọi là "con" trong cách xưng hô của người lớn đối với trẻ con là biểu hiện của sự yêu thương, quý mến! Không nên khó khăn như thế!”. Ý kiến này của độc giả Thanh Nhàn nhận được nhiều sự ủng hộ. Đa số cho rằng, đây là cách xưng hô thể hiện sự gần gũi, tình cảm, gắn bó giữa thầy cô và học trò. Khi học trò yêu kính thầy cô cũng sẽ yêu lớp, yêu trường và yêu cả việc đi học.

Những độc giả phản biện, không đồng tình với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, xưng hô giữa giáo viên và học sinh không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ảnh: Lao Động
Những độc giả phản biện, không đồng tình với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, xưng hô giữa giáo viên và học sinh không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ảnh: Lao Động

Bạn đọc Hoàng Thúy Liên cho biết: “Tôi nghĩ mầm non và tiểu học xưng hô giữa giáo viên và học sinh là con không sao cả mà càng tăng sự thân thiện và tình cảm. Gọi bằng con xưng bằng thầy, cô chứ có xưng bằng cha, mẹ đâu mà sợ cướp mất công đấng sinh thành?

Quan trọng ở đây cách xưng hô thế nào để tạo được sự tôn trọng nhau mới là điều đáng bàn luận. Tôi đồng ý với ý kiến của một bình luận là ở trong gia đình, ông bà chú bác vẫn gọi cháu của mình là con thì cũng cướp đấng sinh thành sao? Nên bàn luận về sự cải cách giáo dục thế nào cho hợp lý thì hay hơn mấy cách xưng hô này”.

Đây cũng là góc nhìn của độc giả Nguyễn Văn Minh Bằng: “Tôi thiết nghĩ gọi bằng "con" không sao, ở đây mang ý nghĩa tình thương yêu thôi. Những người không thích hoặc không tán thành gọi bằng con có lẽ họ có suy nghĩ khác. Tôi không bàn gọi sao cho đúng, gọi sao là sai, nhưng quan điểm của tôi là quan trọng mối quan hệ đó như thế nào. Đâu có nghĩa gọi là con thì cướp đi cái quyền thiêng liêng của cha mẹ, suy nghĩ như thế là quá thiển cận.

Mỗi vùng miền có phong tục tập quán và cách gọi không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ ở miền Nam, thường các con cháu thường xưng hô bằng "con" đối với người lớn hơn nhưng miền Bắc thì xưng bằng "cháu".

Do đó cho dù xưng hô là "con"; "em"; "trò"... cũng đều được. Quan trọng người Thầy đó có xứng đáng với cách xưng hô đó hay không thôi.

Ví dụ người thầy lớn tuổi nói chuyện với học trò nhỏ hơn 20,30 tuổi thậm chí 40,50 tuổi thì việc kêu trò mình là con thì có sao đâu. Nếu được thì chúng ta nên dành thời gian để nghiên cứu cải cách giáo dục tốt hơn, làm sao để học sinh tiệm cận nền giáo dục hiện đại nhằm ngày càng hòa nhập sự phát triển tích cực của thế giới”.

Nhiều ý kiến ủng hộ

Ngược lại với những ý kiến phản biện, không ít bạn đọc đã để lại quan điểm ủng hộ đề xuất của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.

Độc giả Lê Văn Tửu viết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của tác giả trong bài viết. Xưng con chỉ phổ biến ở miền Nam trước giải phóng. Hoàn toàn không có ở miền Bắc và Trung. Thế hệ 5X, chúng tôi hoàn toàn không nghe danh xưng "con" trong suốt thời gian học từ lớp 1 đến lớp 10 (hệ 10 năm).

Tôi rất ủng hộ phân tích của nhà nghiên cứu vì trước đây, tôi đi học, chả thấy giáo viên nào gọi tôi bằng con cả, nếu muốn gọi con thì đừng thu học phí”.

Bạn đọc Lê Bá Thắng viết: “Cô giáo 24 tuổi, học sinh nam 18 tuổi sao lại xưng con, thật bất hợp lý”.

Trong khi, độc giả Trung Nguyễn bình luận: “Tôi đồng ý với quan điểm trên của nhà nghiên cứu. Giáo viên gọi học sinh bằng con phải nặng trách nhiệm với nó, vì vậy, gọi bằng bạn cho khoẻ, khỏi trách nhiệm vì học sinh là khách hàng mà”.

Độc giả Lê Trung Tuân cho rằng: “Rất đồng tình với ý kiến của tác giả bài viết này. Thầy, cô không được gọi học sinh bằng con, nghe sượng lắm, phải gọi bằng em như trước đây”.

Những độc giả ủng hộ quan điểm của nhà nghiên cứu khẳng định, chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao khi quan hệ giữa giáo viên và học sinh là bình đẳng. Ảnh: LĐ
Những độc giả ủng hộ quan điểm của nhà nghiên cứu khẳng định, chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao khi quan hệ giữa giáo viên và học sinh là bình đẳng. Ảnh: LĐ

Bạn đọc Đỗ Quang Tâm viết: “Không biết từ khi nào danh xưng "con" trở lại hệ thống trường học. Thời chúng tôi học toàn xưng em - thầy cô hết.

Bất kể danh xưng nào đều có hạn chế trong quan hệ giáo viên - học sinh trong cách diễn đạt của tiếng Việt. Tuy nhiên, cần có chuẩn mực trong cách xưng hô trong trường học.

Đó là danh xưng mang tính trung tính nhất. Đừng vì có những thứ chưa tốt mà cho rằng mình đã tốt rồi không cần thay đổi. Cách nhìn nhận như vậy là thiển cận. Quản lý chất lượng giáo dục bao gồm cả các khái niệm, danh xưng trong trường học”.

Một độc giả lấy tư cách phụ huynh cho biết: “Vậy với tư cách là phụ huynh, tôi được quyền có ý kiến không? - Tại sao giáo viên gọi con tôi là "con" mà không hỏi ý kiến tôi/con tôi, không chắc tôi/con tôi có thoải mái không đã đường đột như thế? Tại sao giáo viên/cả trường gọi học sinh đồng loạt là "các con", bao gồm con tôi.

Quý vị tự cho rằng, chúng tôi thoải mái rồi nên bên ngoài đừng can thiệp, quý vị bắt toàn bộ học sinh xưng hô theo hiểu biết ngôn ngữ hạn hẹp của mình, và nay bắt luôn phụ huynh phải "thoải mái"? Đề nghị dùng đúng tiếng Việt hàn lâm, còn nếu muốn suồng sã gọi "con", hãy hỏi ý kiến phụ huynh”.

Những ý kiến đồng tình với nhà nghiên cứu cho rằng, kính ngữ nên chỉ dùng cho gia đình. Ở trường học, cơ quan công sở phải chuyển sang dùng đại từ nhân xưng trung tính mới đạt được sự bình đẳng.

“Giáo viên xưng ngôi kính ngữ cao hơn thường là người phải có trách nhiệm hơn, song hiện nay không ít giáo viên lại lấy làm bề trên hiểu biết hơn có quyền trấn áp học sinh, làm mất đi tính phản biện nhằm nâng cao sức sáng tạo của học sinh.

Khi xưng ngôi bình đẳng, mọi thắc mắc của học sinh, giáo viên phải nghiêm chỉnh đáp ứng, không có quyền trấn áp, từ đó giáo viên phải tự nâng cao mình.

Giáo viên luôn bảo thủ, bao biện, rất khó tiếp thu cái mới vì cho mình đã chuẩn mực, hạn chế phát triển xã hội rất nhiều chỉ vì... thói quen, lười làm mới” – một độc giả bình luận.

Lan Anh
TIN LIÊN QUAN

Vì sao giáo viên không được gọi học sinh là “con”?

Hào Hoa |

Trước những tranh cãi, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói rõ hơn về quan điểm, “trong những mối quan hệ xã hội như thầy cô giáo – học sinh, cần có cách xưng hô khách quan, trung tính”.

Thầy cô phản ứng với ý kiến “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, giáo viên không được gọi học sinh là con, vì đây là ngôi nhân xưng trong gia đình. Nhiều giáo viên đã bày tỏ sự không đồng tình với ý kiến của ông Ân.

Giáo viên không được gọi học sinh là "con"?

Thúy Anh |

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, cần loại bỏ ngay cách xưng hô này khỏi trường học, khuyến khích học sinh - sinh viên xưng "tôi" với giáo viên.

Tuyến đường đầu tiên tại Cần Thơ thanh toán không tiền mặt

NGỌC LY |

Cần Thơ - Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo sự thuận tiện, nhanh chóng cho hộ kinh doanh, người dân.

Bắn súng Việt Nam sau cuộc chia tay với chuyên gia Park Chung-gun

HOÀI VIỆT |

Ngành thể thao đã thực hiện buổi gặp mặt, tri ân huấn luyện viên, chuyên gia Park Chung-gun và đó là cái kết đẹp của bắn súng Việt Nam với ông thầy người Hàn Quốc.

Cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thời điểm và cách thức đánh thuế bất động sản

Tuyết Lan thực hiện |

“Việc đánh thuế bất động sản thứ 2 cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thời điểm áp dụng và cách thức đánh thuế sao cho phù hợp” - luật sư Phạm Thanh Tuấn, Đoàn luật sư TP Hà Nội, chuyên gia pháp lý bất động sản kiến nghị về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2 của Bộ Xây dựng.

Hình ảnh cầu Yên Bái sau 10 ngày cấm lưu thông để sửa chữa

Trần Bùi |

Do vị trí trụ T5 có hiện tượng bị xói sâu gây mất an toàn nên lực lượng chức năng đã cấm phương tiện lưu thông qua cầu Yên Bái để kiểm tra, duy tu, sửa chữa.

TPHCM mở đường ven sông Sài Gòn giải cứu kẹt xe ở Bình Thạnh

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn dài 4km, từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu, được kỳ vọng giảm kẹt xe, tăng kết nối cho quận Bình Thạnh.

Vì sao giáo viên không được gọi học sinh là “con”?

Hào Hoa |

Trước những tranh cãi, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói rõ hơn về quan điểm, “trong những mối quan hệ xã hội như thầy cô giáo – học sinh, cần có cách xưng hô khách quan, trung tính”.

Thầy cô phản ứng với ý kiến “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, giáo viên không được gọi học sinh là con, vì đây là ngôi nhân xưng trong gia đình. Nhiều giáo viên đã bày tỏ sự không đồng tình với ý kiến của ông Ân.

Giáo viên không được gọi học sinh là "con"?

Thúy Anh |

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, cần loại bỏ ngay cách xưng hô này khỏi trường học, khuyến khích học sinh - sinh viên xưng "tôi" với giáo viên.