Màn trình diễn ám ảnh của Song Hye Kyo và Châu Đông Vũ

Chi Trần |

Hai tác phẩm về bạo lực học đường được đánh giá đầy sức nặng, khiến khán giả ám ảnh đã giúp Châu Đông Vũ và Song Hye Kyo thể hiện được năng lực diễn xuất của mình, đó là "Em của thời niên thiếu" và "The Glory".

"Em của thời niên thiếu" - bộ phim gây ám ảnh về bạo lực học đường

"Em của thời niên thiếu" phơi bày thế giới đen tối của bắt nạt học đường và áp lực thi cử. Phim mở đầu bằng cảnh một nữ sinh tự tử tại trường học, khi Hồ Tiểu Điệp nhảy qua lan can và kết thúc cuộc sống của mình.

Trần Niệm (Châu Đông Vũ thủ vai) là người duy nhất lại gần và che mặt người bạn xấu số trước những ánh mắt săm soi của các học sinh khác.

Hành động đó của Trần Niệm trở thành dấu hiệu của sự phản đối trong mắt những kẻ bắt nạt. Cô trở thành nạn nhân tiếp theo của nhóm bắt nạt.

Mẹ của Trần Niệm thường xuyên vắng nhà, làm nghề bán hàng nhái để trả nợ. Phân cảnh Trần Niệm nhìn theo bóng mẹ rời khỏi nhà lúc bình minh để lại ấn tượng mạnh. Trong ánh mắt của Châu Đông Vũ là những cảm xúc phức tạp, vừa là oán giận vừa là yêu thương.

Khi bị bắt nạt ở trường, Trần Niệm chỉ lặng lẽ khóc và không tâm sự với mẹ. Cô nuốt nỗi đau vào trong vì mẹ không thể làm chỗ dựa và cô không muốn mẹ lo lắng. Cách Trần Niệm nhẫn nhịn, chịu đựng một mình chạm đến trái tim khán giả.

Châu Đông Vũ đã khắc họa xuất sắc một nhân vật Trần Niệm đau khổ cùng cực, bị bạn học tra tấn đánh đập và hoàn toàn cô đơn.

Sau khi bị nhóm bắt nạt đánh đập, cắt tóc, xé quần áo, Trần Niệm trở về nhà với sự thê thảm. Bộ phim điện ảnh "Em của thời niên thiếu" với những phân cảnh chân thực về bạo lực học đường đã khiến hàng triệu khán giả rơi nước mắt.

Được phát hành ở Trung Quốc vào tháng 10.2019, "Em của thời niên thiếu" đã thu về 223 triệu USD doanh thu, nhận được vô số lời khen về tính nghệ thuật và nhân văn trong cách xây dựng câu chuyện.

Châu Đông Vũ cũng nhận được thành tựu xứng đáng với vai diễn xuất sắc này. Cô được chứng nhận là “Tam Kim ảnh hậu” sau khi thắng Ảnh hậu của 3 giải thưởng đình đám giới phim ảnh Trung Quốc là Kim Tượng, Kim Kê và Kim Mã.

Châu Đông Vũ cũng trở thành “Tam Kim ảnh hậu” trẻ nhất lịch sử phim ảnh Hoa ngữ, trước đó chỉ có Châu Tấn và Chương Tử Di đạt được.

Trần Niệm là người duy nhất dám đứng ra đòi công lí cho người bạn xấu số Hồ Tiểu Điệp. Ảnh: Nhà sản xuất cung cấp.
Trần Niệm là vai diễn ấn tượng của Châu Đông Vũ. Ảnh: Nhà sản xuất cung cấp.

Sức nóng của "The Glory" giúp đề tài bạo lực học đường tiếp tục gây bão màn ảnh

Trong cơn sốt của loạt phim có đề tài bạo lực học đường, Hàn Quốc có thêm "The Glory.

Moon Dong Eun - vai diễn đau đớn đến trống rỗng vì bạo lực học đường đã giúp Song Hye Kyo có vai diễn bứt phá nhất sự nghiệp.

Đây là vai diễn được đánh giá cao về diễn xuất trong suốt sự nghiệp của Song Hye-kyo, giúp cô thoát khỏi cái mác "một màu", đóng đinh với các vai diễn thuần xinh đẹp. Lần này, nữ diễn viên sinh năm 1981 mang đến một hình ảnh gai góc, u tối, với tâm lí phức tạp.

Những phân cảnh Song Hye-kyo bật khóc, điên cuồng, hoảng loạn khi nghe thấy tiếng máy uốn tóc, đến những nụ cười nhợt nhạt đầy ám ảnh để lại cảm xúc mạnh cho người xem.

Những kí ức đó không hề mất đi dù đứa trẻ năm đó đã lớn lên. Thế giới thu nhỏ nặng nề về cảm xúc của Moon Dong Eun nhắc nhở khán giả về áp lực mà thanh thiếu niên phải mang trên mình. Sự chênh lệch giai cấp xã hội, căng thẳng và bất an trong một thế giới khắc nghiệt mà trường học không quan tâm đến bất cứ điều gì khác ngoài điểm số, thành tích.

Những tổn thương không thể chữa lành của các nạn nhân để lại trong lòng người xem những suy nghĩ về mặt tối của trường học.

Chi Trần
TIN LIÊN QUAN

Sự thật kinh hoàng về bạo lực học đường ở phim The Glory và Mẹ ơi đừng khóc

Bình An |

Bộ phim “The Glory” và nhiều tác phẩm đề tài bạo lực học đường của Hàn Quốc đã được lên kịch bản dựa theo những chuyện có thật từng xảy ra ở các trường học quốc gia này.

Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử và sự thảm khốc của bạo lực học đường trên phim

Bình An |

Bộ phim “The Glory” gây sốc về vấn nạn bạo lực học đường. Phim mang đến thành công vang dội cho dàn diễn viên, trở thành phim được xem nhiều nhất trên các nền tảng số, nhưng đề tài này gần như bị bỏ quên trên màn ảnh Việt.

Nếu chính các thầy cô mơ hồ về bạo lực học đường

Anh Đào |

Có thể bạn không tin, nhưng trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau - Số liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra gần đây nhất. Tức là cứ mỗi ngày xảy ra 5 vụ bạo lực học đường.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.