Nhà hát kịch "thất sủng", nghệ sĩ nói gì?

Linh Chi |

Những khó khăn, vấn đề "sống mòn" của các nhà hát kịch ca múa nhạc đã không còn là vấn đề mới mẻ. Chia sẻ với Lao Động, hiện tại, dù trong tình trạng khó khăn chung nhưng các nghệ sĩ tại các nhà hát vẫn say mê, sống nhiệt huyết với nghề.

Trước đây 1.000 khán giả, giờ chỉ còn 10 người  

Từ lâu, các nhà hát kịch ca múa nhạc Việt Nam nói chung và các sân khấu kịch nói riêng đã đứng trước vô vàn những khó khăn. Biết bao hội thảo, các buổi thảo luận về những khó khăn của các nhà hát đã được tổ chức nhưng ai cũng phải công nhận một điều khán giả hiện không còn mấy "mặn mà" đi mua vé đến xem các vở kịch, nếu có chỉ là thiếu nhi và các khán giả trung thành. 

"Nếu trước đây 1.000 người đến nhà hát xem kịch thì bây giờ chỉ còn 10 người. Đó cũng là những khán giả trung thành và có nhu cầu thật sự chứ họ không phải đến xem vì hiếu kì.

Khán giả hiện tại cũng nằm nhiều ở trung niên, thiếu nhi, thích chiêm nghiệm, còn khán giả thanh niên rất ít", NSƯT Chí Trung - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ chia sẻ.  

 
Nghệ sĩ Hoàng Thanh Dương. 

Với nghệ sĩ Thanh Dương - một gương mặt quen thuộc của các sân khấu kịch cũng bày tỏ nỗi "chạnh lòng" khi sân khấu kịch ngày càng vắng khách.

"Đứng trên danh nghĩa người nghệ sĩ, chúng tôi thấy lượng khách giảm rất nhiều. Phương tiện truyền thông nhiều, kênh truyền hình nhiều có nhiều thứ để xem, còn kịch thì chỉ những vở nào nói lên sự bức xúc của xã hội mới có thể bán được vé, còn không chỉ có những khán giả trung thành" - nghệ sĩ Thanh Dương nói.

Khó khăn từ kịch bản 

Bàn đến những khó khăn của các sân khấu kịch, NSƯT Chí Trung thẳng thắn cho rằng, khó khăn nhất là ở khâu kịch bản chứ không phải truyền thông như mọi người vẫn nghĩ.

"Tôi không đổ tại truyền thông vì khi sản phẩm không tốt thì truyền thông khả năng "chết" càng cao. Đó cũng là lí do nhà hát tuổi trẻ gần như chỉ dựng kịch của Lưu Quang Vũ không hẳn vì những tác phẩm quá nổi tiếng, mình ăn theo mà đơn giản vì những kịch bản của Lưu Quang Vũ rất tâm huyết, những thông điệp đến tận bây giờ vẫn truyền tải được.

Còn chúng tôi hầu như trống tác giả kịch bản. Có kịch bản gửi đến nhưng không dùng được. Mình cũng định hướng cho khán giả xem trở lại nhưng nhìn chung, khán giả vẫn là điều khó nắm bắt".

Nhìn nhận những vấn đề khó khăn nhưng NSND Lê Khanh cho rằng: "Về môi trường, cộng đồng tập thể những người sáng tạo cần được đào tạo lại. Bởi khi đem đến những tác phẩm chất lượng, khán giả sẽ tự động tới. Khán giả đang thiếu nhưng họ không thiếu tiền mà ngại bỏ thời gian nếu sản phẩm đó không hay".

 
NSND Lê Khanh. 

Nghệ sĩ chật vật từ sân khấu đến đời thường 

Đối với các nghệ sĩ, khó khăn là không có khán giả kéo theo mức thu nhập thấp.

Nghệ sĩ Thanh Dương bộc bạch: "Cá nhân tôi mong muốn nghệ sĩ có mức thu nhập ổn định để có thể chú tâm biểu diễn, sáng tác đào sâu vào nhân vật. Như tôi chỉ có một nửa thời gian ở nhà hát, một nửa phải chạy show ở ngoài để kiếm thêm thu nhập. 30 năm trong nghề, nói thật lương không thì không đủ lo mức sống gia đình". 

Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng lối đi nào cho các nhà hát kịch lại vẫn là một vấn đề luẩn quẩn. Mỗi nhà hát có một mục đích riêng nhưng chung quy lại cũng phải "chật vật" để nghệ thuật sân khấu không bị mai một và những người nghệ sĩ được sống đúng với đam mê của mình. 

Linh Chi
TIN LIÊN QUAN

Sân khấu kịch TPHCM: Cầm cự bù lỗ đến bao giờ?

MINH THI |

Duy nhất sân khấu Idecaf với những vở diễn đặc sắc còn sức thu hút khán giả và hòa vốn, nhiều sân khấu phải cầm cự bù lỗ qua ngày, khi mùa kịch tết chưa đến.

Chi 3 tỉ đồng để kịch hóa tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

Đào Bích |

Nghệ sĩ múa Tuyết Minh cùng ê-kip vừa đầu tư 3 tỉ đồng để thực hiện vở diễn kịch múa “Mỵ”, chuyển thể từ tác phẩm văn học “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

Bi kịch của nghệ sĩ khi hát ở sân khấu Vân Sơn

MINH THI |

Không riêng gì ca sĩ Ánh Tuyết và Khánh Loan, nhiều ca sĩ từng phải khổ sở khi lỡ thuê sân khấu The Vshow của danh hài Vân Sơn, do gặp phải yêu sách lạ lùng và đặc biệt, chất lượng dàn âm thanh, ánh sáng “ngoài sức tưởng tượng” nên phải đành tạ lỗi cùng khán giả.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.

Sân khấu kịch TPHCM: Cầm cự bù lỗ đến bao giờ?

MINH THI |

Duy nhất sân khấu Idecaf với những vở diễn đặc sắc còn sức thu hút khán giả và hòa vốn, nhiều sân khấu phải cầm cự bù lỗ qua ngày, khi mùa kịch tết chưa đến.

Chi 3 tỉ đồng để kịch hóa tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

Đào Bích |

Nghệ sĩ múa Tuyết Minh cùng ê-kip vừa đầu tư 3 tỉ đồng để thực hiện vở diễn kịch múa “Mỵ”, chuyển thể từ tác phẩm văn học “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

Bi kịch của nghệ sĩ khi hát ở sân khấu Vân Sơn

MINH THI |

Không riêng gì ca sĩ Ánh Tuyết và Khánh Loan, nhiều ca sĩ từng phải khổ sở khi lỡ thuê sân khấu The Vshow của danh hài Vân Sơn, do gặp phải yêu sách lạ lùng và đặc biệt, chất lượng dàn âm thanh, ánh sáng “ngoài sức tưởng tượng” nên phải đành tạ lỗi cùng khán giả.