Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả bị đơn vị tổ chức kháng cáo vì thu tiền đắt đỏ

Huyền Chi |

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và đơn vị tổ chức sự kiện tiếp tục ra tòa giải quyết tranh chấp về tác quyền từ năm 2022.

Sáng nay (3.8), phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại về việc "Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ" giữa Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và Công ty Cổ phần Truyền thông Vietart (Vietart) sẽ diễn ra lúc 8 giờ tại trụ sở Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Quyết định được Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đưa ra căn cứ vào các điều 48, 286 và khoản 2 Điều 290 của Bộ luật Tố tụng dân sự, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án kinh doanh thương mại phúc thẩm thụ lý số 44/2022/TLPT-KDTM ngày 20 tháng 12 năm 2022. Phía nguyên đơn là VCPMC, người đại diện theo pháp luật là ông Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc. Phía bị đơn là Vietart có bà Đoàn Thúy Phương là đại diện theo pháp luật.

Trước đó, ngày 23.8.2022, VCPMC kiện Công ty Vietart ra tòa vì không nộp tiền tác quyền cho chương trình “Đêm Việt Nam 7: Chuyện của Mùa Đông”. Trong chương trình này, Vietart sử dụng 21 tác phẩm âm nhạc của các chủ sở hữu quyền tác giả đã ủy quyền cho VCPMC quản lý nhưng không thực hiện nghĩa vụ xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao cho các chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.

Phía Vietart ủng hộ chủ trương thu/nộp phí tác quyền âm nhạc với điều kiện biểu mức, cách tính phí hợp lý, đầy đủ căn cứ thực tiễn và cơ sở pháp lý. Bị đơn không đồng ý với mức yêu cầu thanh toán như nguyên đơn đưa ra, do biểu mức do trung tâm tự ban hành, chưa có ý kiến của các cơ quan chức năng, công thức tính tiền nhuận bút của tác phẩm không hợp lí, thiếu căn cứ thực tế, hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật sau dịch COVID-19 còn nhiều khó khăn...

Trả lời phóng viên Lao Động, bà Nguyễn Thị Quỳnh Như - Phó Tổng Giám đốc Vietart - trình bày: "Ngày 19.6.2018, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam ban hành Quyết định số 14/QĐ-TTBVQ TGANVN quy định về biểu mức nhuận bút các đơn vị tổ chức sự kiện phải trả cho VCPMC theo công thức: “5% x 70% sức chứa nơi biểu diễn x bình quân giá vé/lượt biểu diễn”.

Với cách tính này, VCPMC đã tính phí nhuận bút đối với công ty Vietart chúng tôi lên đến hơn 10.000.000 đồng/bài hát, tăng gấp 25 lần so với phí nhuận bút VCPMC và Vietart đã thỏa thuận trong các hợp đồng trước đó là 440.000 đồng/bài hát (đã bao gồm thuế VAT). Công ty Vietart sẵn sàng trả tiền tác quyền cho các tác giả, nhưng phải là mức thu hợp lý".

Nhận thấy phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm xét xử không khách quan, công ty Vietart làm đơn kháng cáo, khẳng định VCPMC thể hiện sự độc quyền không lành mạnh, không xem xét đến lợi ích của các đơn vị tổ chức biểu diễn.

Ngoài ra, nhiều đơn vị tổ chức nghệ thuật biểu diễn như Vietnamshow, Vàng son một thuở, MAX, IB Việt Nam... cũng đã gửi văn bản kiến nghị tập thể yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét biểu mức tiền nhuận bút sử dụng quyền tác giả âm nhạc của VCPMC để ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể biểu phí phù hợp với đời sống kinh tế xã hội, đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

Đại diện các công ty đề xuất: “Chúng tôi rất mong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các ban ngành chức năng có liên quan vào cuộc, ban hành cụ thể mức thu phí tác quyền hoặc cách thức, cơ sở để tính phí tác quyền trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật một cách hợp lý, đúng luật để chúng tôi thực hiện".

Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Sở Văn hóa yêu cầu VCPMC chứng minh ban tổ chức đêm diễn Blackpink vi phạm bản quyền

Huyền Chi |

Chiều 27.7, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã gửi văn bản yêu cầu thu hồi giấy phép biểu diễn của Blackpink tại Việt Nam.

VCPMC đề nghị thu hồi giấy phép biểu diễn của BlackPink tại Việt Nam

Chí Long |

Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đề nghị công ty IME ngừng biểu diễn các tác phẩm âm nhạc thuộc thuộc thành viên KOMCA trong chương trình biểu diễn của nhóm Blackpink tại Việt Nam.

Tổng Giám đốc VCPMC lên tiếng khi loạt đơn vị tố bị thu tiền tác quyền đắt đỏ

Mi Lan |

Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) - nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn trả lời Lao Động loạt câu hỏi liên quan đến những kiện tụng xung quanh biểu mức tính nhuận bút tác quyền.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.