"Tư Mắm" Băng Di có gì ở vai diễn phản diện trong "Đất rừng phương Nam"?

Anh Trang |

Vai diễn của Băng Di nhận được nhiều lời khen và cả những tranh cãi từ khán giả trong phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam".

Băng Di gây ấn tượng về diễn xuất khi đóng phản diện

Nhân vật Tư Mắm do Băng Di thể hiện xuất hiện nhiều hơn ở nửa cuối của bộ phim.

Hình tượng của Tư Mắm được xây dựng là một phụ nữ xinh đẹp, khôn khéo, luôn ân cần chăm sóc, quan tâm tới những người xung quanh.

Thế nhưng, khán giả bất ngờ khi Tư Mắm ẩn chứa nhiều thủ đoạn, toan tính.

Băng Di nhận được lời khen về diễn xuất khi thể hiện được biểu cảm khi ngây thơ, khi sắc sảo đầy toan tính.

Dù hạn chế về "đất diễn" nhưng Băng Di vẫn thể hiện tròn vai, để lại ấn tượng trong lòng người xem.

Băng Di xinh đẹp trong vai Tư Mắm. Ảnh: Nhà sản xuất
Băng Di xinh đẹp vai Tư Mắm trong phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam". Ảnh: Nhà sản xuất

Được biết, người giúp đỡ cô hoàn thành vai diễn là Trấn Thành. Nữ diễn viên chia sẻ, trong những buổi ra mắt phim giao lưu với người hâm mộ rằng, cô bị Trấn Thành mắng rất nhiều.

Cô bị đàn anh mắng từ buổi đọc kịch bản đến khi lên set quay vẫn không ngừng mắng vì diễn xuất chưa thuyết phục. Khi quay phim, cô cũng bị thương và để lại sẹo, gọi vui là "vết sẹo cuộc đời".

Băng Di nhận nhiều khen ngợi của khán giả về diễn xuất sau vai Tư Mắm.

Vai diễn Tư Mắm gây tranh cãi

Diễn biến tâm lý của Tư Mắm được phát triển dần từ nhẹ nhàng lên cao trào khi gần tới cuối phim. Từ một phụ nữ ân cần, cô lộ mặt là kẻ phản bội, tiếp đó, Tư Mắm còn xả thân trực tiếp tham gia cuộc chiến.

Phân đoạn, Tư Mắm cùng quân lính lăn xả ở đầm lầy để đuổi theo bé An gây ra những tranh cãi.

Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, vai diễn được xây dựng có phần cường điệu bởi Tư Mắm chỉ là người phụ nữ nông thôn, cặp bồ với Tây, dựa hơi ông bồ để sống.

Khi người đàn ông quyền lực của phe địch đã bị giết hại, Tư Mắm lấy tư cách gì, sức mạnh ở đâu, để ra lệnh cho lính tráng, và còn trực tiếp tham gia cuộc chiến?

Băng Di chiến đấu như nữ anh hùng trên đầm lầy gây tranh cãi. Ảnh: Nhà sản xuất
Băng Di chiến đấu như nữ anh hùng trên đầm lầy gây tranh cãi. Ảnh: Nhà sản xuất

Vai diễn của Băng Di thu hút nhiều tranh luận. Cũng có ý kiến khen ngợi những sáng tạo, thêm thắt đất diễn cho Tư Mắm bởi sức diễn của Băng Di ở vai này có màu sắc, ấn tượng.

Nghệ sĩ Cát Phượng từng vào vai Tư Mắm trong bộ phim truyền hình "Đất phương Nam" có nhận xét về tạo hình của Băng Di. Cô nói, tạo hình của Tư Mắm do Băng Di thể hiện không bám sát thực tế vì trang điểm quá đậm, để lông mi quá dày.

"Mắt hãy để thật mộc, màu da tối lại. Nhân vật Tư Mắm ngày xưa dù cặp bồ với Tây nhưng cái đẹp thời đó chưa biết gắn lông mi hay chuốt mi.

Nhiều lắm thì tô son đỏ là được rồi. Vì thời đó, tô son bằng giấy đỏ ngậm lên môi. Điện ảnh cần thật hơn một ngàn lần truyền hình", diễn viên Cát Phương chia sẻ với truyền thông.

Nhận xét của Cát Phượng nhận được sự đồng tình của khán giả.

Băng Di sinh năm 1989, tên thật là Nguyễn Bảo Trinh.

Năm 2009, Băng Di lần đầu tham gia diễn xuất trong bộ phim "Gia Đình Phép Thuật". Sau đó, cô tham gia nhiều dự án nhưng mờ nhạt.

Năm 2018, Băng Di được công chúng biết tới nhiều hơn khi vào vai phản diện trong phim truyền hình "Gạo nếp, gạo tẻ". Cô trở thành nhân vật bị ghét nhất phim.

Vai Tư Mắm trong "Đất rừng phương Nam" giúp cái tên Băng Di được nhắc đến nhiều trong những ngày này. Đây cũng là vai diễn điện ảnh thành công nhất của cô từ trước tới nay.

Anh Trang
TIN LIÊN QUAN

So sánh nhan sắc Út Trong của 2 phiên bản "Đất rừng phương Nam"

huyền chi |

Nhân vật Út Trong trong cả bản điện ảnh và truyền hình "Đất phương Nam" đều gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào, thuần khiết.

Phía sau sự giận dữ từ vụ thơ “Bắt nạt” đến phim “Đất rừng phương Nam”

Bình An |

Cuộc tranh luận xoay xung quanh bài thơ “Bắt nạt” kéo dài từ năm 2021 đến năm 2023 với muôn chiều quan điểm, bất phân thắng bại. Riêng cuộc “tấn công” hướng đến cá nhân tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh có dấu hiệu ngày càng dữ dội.

“Với Đất rừng phương Nam, khán giả có thể tranh luận nhưng đừng cực đoan”

Bình An |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, đạo diễn Charlie Nguyễn nói: “Tôi đứng ở góc trung lập để quan sát, tôi cho rằng, việc đưa thiên kiến cá nhân khi xem phim để nổi giận, đả kích tác phẩm, đả kích đạo diễn, diễn viên tham gia phim là cực đoan”.

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Khu tái định cư 4 năm chưa xong, sạt lở rình rập người dân

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được chuyển đi.

So sánh nhan sắc Út Trong của 2 phiên bản "Đất rừng phương Nam"

huyền chi |

Nhân vật Út Trong trong cả bản điện ảnh và truyền hình "Đất phương Nam" đều gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào, thuần khiết.

Phía sau sự giận dữ từ vụ thơ “Bắt nạt” đến phim “Đất rừng phương Nam”

Bình An |

Cuộc tranh luận xoay xung quanh bài thơ “Bắt nạt” kéo dài từ năm 2021 đến năm 2023 với muôn chiều quan điểm, bất phân thắng bại. Riêng cuộc “tấn công” hướng đến cá nhân tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh có dấu hiệu ngày càng dữ dội.

“Với Đất rừng phương Nam, khán giả có thể tranh luận nhưng đừng cực đoan”

Bình An |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, đạo diễn Charlie Nguyễn nói: “Tôi đứng ở góc trung lập để quan sát, tôi cho rằng, việc đưa thiên kiến cá nhân khi xem phim để nổi giận, đả kích tác phẩm, đả kích đạo diễn, diễn viên tham gia phim là cực đoan”.