5 nguyên tắc cần biết được Bộ Y tế khuyến cáo khi học sinh quay lại trường

Anh Nhàn - Hà Phương |

Ngày 25.2, đại diện Bộ Y tế đưa ra 5 nguyên tắc phòng COVID-19 khi học sinh trở lại trường học. Trong đó, học sinh, sinh viên phải hiểu đúng về dịch, không hiểu quá và cũng không lơ là.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các phụ huynh lo lắng và đặt ra câu hỏi khi con em họ đến trường sẽ được bảo vệ như thế nào để đảm bảo sự an toàn.

Trả lời về vấn đề này, ông Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe (Bộ Y tế) đánh giá rằng, chính quyền địa phương, ngành y tế, các trường học phải được kết nối chặt chẽ, phối hợp thực hiện để đảm bảo môi trường học đường là môi trường an toàn. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh hô hấp thì phải phối hợp với nhau để xử lý.

Đặc biệt trong môi trường học đường, Bộ Y tế yêu cầu phải thực hiện 5 điều: Truyền thông để học sinh, sinh viên phải hiểu đúng về dịch, không hiểu quá và cũng không lơ là; Trước khi học sinh đến trường phải sàng lọc nguy cơ cụ thể rà soát học sinh đã đi đâu, về đâu; Kiểm soát và giám sát, xây dựng nhiều lớp bảo vệ (thực hiện đo thân nhiệt hay quan sát học sinh để phát hiện sớm); Kiểm soát nguy cơ bao gồm vệ sinh cá nhân, các loại nước rửa tay, khử trùng phải đủ cho học sinh dùng; Tiêu độc đảm bảo khu vực xung quanh và bề mặt các dụng cụ học đường. Cuối cùng, báo cáo cho cơ quan quản lý khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm, có dấu hiệu nhiễm bệnh .

Trong trường hợp trẻ em có nguy cơ thực sự thì có khu dành riêng để phối hợp với bên y tế xử lý phù hợp.

Ông Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông (Bộ Y tế). Ảnh: Anh Nhàn.
Ông Vũ Mạnh Cường (bên trái ảnh) - Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông (Bộ Y tế). Ảnh: Anh Nhàn

Đồng quan điểm với ông Ngọc Hải, ông Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông (Bộ Y tế) khuyến cáo, trong thời gian ở trường, giáo viên phát hiện học sinh sốt, ho, khó thở phải đưa đến bệnh viện ngay. Trường học không khám chữa bệnh cho học sinh. Cán bộ y tế học đường cũng chỉ theo dõi hiện tượng về sức khỏe và có nhiệm vụ báo với bên cơ quan y tế.

Ông Bùi Hữu Toàn, Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế), cho biết thêm, việc điều tra, xác minh giáo viên học sinh đi du lịch hay qua các vùng có dịch… nhà trường phải nắm, kể cả người lao động trong trường.

Trước những lo ngại về vấn đề cán bộ y tế trường học không đủ năng lực để xử lý các trường hợp nghi nhiễm COVID-19, đại diện Bộ Y tế nhận định rằng, tại Việt Nam số lượng trường có cán bộ y tế chỉ đạt 70%, trong đó người có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu chỉ chưa đầy 50%, chỉ có các trường đại học, cao đẳng nghề có 2-3 nhân viên y tế còn các trường khác chỉ có 1 nhân viên y tế.

Tuy vậy, đây không phải là vấn đề khó khăn. Nhân viên y tế trường chỉ có nhiệm vụ cách ly tại phòng y tế và báo cáo ngay đến nhân viên y tế địa phương, nhân viên y tế trường không có nhiệm vụ điều trị các ca nghi nhiễm COVID-19.

Anh Nhàn - Hà Phương
TIN LIÊN QUAN

Tình hình sức khỏe của 1.900 lưu học sinh Việt Nam tại Daegu

Đặng Chung |

Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hiện tình hình sức khỏe của lưu học sinh Việt Nam ở thành phố Daegu (Hàn Quốc) vẫn ổn định. Lưu học sinh cần bình tĩnh, chủ động trong việc phòng trách dịch COVID-19, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Cách hướng dẫn học sinh nộp hồ sơ du học khi lùi thời gian thi THPT

HUYÊN NGUYỄN |

Hiện tại, học sinh cả nước vẫn đang trong kỳ nghỉ kéo dài do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Nhiều phụ huynh băn khoăn về kế hoạch du học của con mình, đặc biệt là khi Bộ đã dự kiến lùi thời gian tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia.

Học sinh đi học lại từ đầu tháng 3, không học bù, học dồn

Đặng Chung |

Trước tình hình dịch bệnh được kiểm soát như hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã đề nghị các địa phương cho học sinh trở lại trường từ đầu tháng 3 và lùi thời gian kết thúc năm học sang tháng 6, thi THPT quốc gia vào cuối tháng 7. Với những điều chỉnh này, theo đánh giá của các địa phương, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở giáo dục thực hiện chương trình mà không cần tổ chức học bù, không gây áp lực cho giáo viên và học sinh.

Chốt phương án tái định cư cho Làng Nủ sau thiên tai

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Khu tái định cư này trước mắt dự kiến bố trí 40 ngôi nhà cho 40 gia đình Làng Nủ bị thiệt hại trong trận lũ quét, sạt lở đất vừa qua.

Hà Nội có hơn 40 điểm ngập sau trận mưa sáng 16.9

KHÁNH AN |

Trận mưa lớn đêm 15.9, rạng sáng 16.9 khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Nội ngập úng nặng.

Hầm xe ngập trong biển nước, hàng chục xe máy suýt "chết đuối"

Việt Anh |

May mắn kịp dậy lúc nửa đêm, cư dân tại một chung cư mini trên phố Cự Lộc (Thanh Xuân, Hà Nội) đã cứu được hàng chục xe máy trước khi hầm xe ngập hoàn toàn.

Các điểm du lịch Quảng Ninh tan hoang sau bão

Thanh Hải |

Là một trong những tỉnh thành phía Bắc bị tàn phá bởi bão số 3 Yagi, Quảng Ninh chịu vô số thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch.

Thông đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đưa hàng cứu trợ đến vùng lũ

Đinh Đại |

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã được thông tuyến, khai thác trở lại để vận chuyển hàng cứu trợ đến người dân vùng lũ.