Bỏ biên chế trong giáo dục: Tiêu chí nào là thước đo năng lực giáo viên?

Huyên Nguyễn |

Trước những băn khoăn liên quan đến chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên, PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Nhà sáng lập, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Pomath (phương pháp toán học mới dành cho học sinh tiểu học) - đặt câu hỏi về những tiêu chí tạo nên động lực, là thước đo năng lực cho các nhà giáo.

Giáo viên nghiêm túc dễ bị “ghét”

Chia sẻ cùng báo Lao Động, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng: Giả sử ngành giáo dục thực sự áp dụng chế độ hợp đồng lao động chứ không phải hợp đồng làm việc theo Luật Viên chức như hiện nay, thì những tiêu chí nào sẽ tạo động lực, là thước đo năng lực cho các nhà giáo?

PGS. TS Chu Cẩm Thơ tâm sự: “Tôi nhớ hồi còn dạy ở một số trường phổ thông, tôi cũng hơi lo khi mỗi lần nhà trường lấy phiếu tín nhiệm giáo viên. Tôi sợ rằng tôi bị đánh giá thấp, mất việc và mất cả uy tín. Tôi hồi hộp, vì không biết những nỗ lực của mình, tiêu chí mình đã đặt ra thì có được "khách hàng" đo ra tương ứng hay không? Hàng năm, khi công bố kết quả, nhiều người trong số chúng tôi thở phào, vì mình được như tâm nguyện, nhưng nhiều người khác (không ít đâu) sốc thực sự. Và cả chúng tôi cũng sốc. Đó là vì, có những giáo viên rất nghiêm túc, đến nỗi họ không chiều lòng học sinh, phụ huynh, lại bị phân dạy những lớp "khó dạy", thế là tỉ lệ "ủng hộ" "yêu thích" thấp.

Nhà trường biết vậy, nên không đánh giá thấp người giáo viên bị "oan uổng" đó. Nhưng hậu quả thế nào? Người giáo viên ấy sẽ mất dần niềm tin, tình yêu vào tụi học trò. Nhiều người sẽ nghĩ rằng, hóa ra học sinh chỉ cần ở giáo viên sự dễ dãi, điểm cao, xinh đẹp, biết làm chúng vui vẻ. Từ đó, những giáo viên ấy từ chối dạy những lớp "khó dạy", họ thay đổi bản thân chỉ để đáp ứng "khách hàng". Thi thoảng, họ còn bị một số người dùng cái "kết quả đánh giá" để dè bỉu đồng nghiệp.

Có nhiều bằng cấp, chứng chỉ không dùng đến

PGS.TS Chu Cẩm Thơ chua xót nêu, chúng ta rất quan tâm đến nâng cao năng lực cho giáo viên để nâng chất lượng dạy học. Tiêu chí của chính sách này là giáo viên phải tự nâng cao trình độ. Thế là giáo viên ào ào đi học. Có lẽ vì thế, rất nhiều bằng đại học, thạc sĩ, chứng chỉ... được cấp.

“Tôi và nhiều thầy cô cũng như nhau, chúng ta có nhiều cái bằng mà chúng ta lại không dùng đến nó trong thực tiễn. Dù học thật hay học giả, nhưng học nghề mà không áp dụng thì cho nghề thì phỏng có chi tác dụng? Tăng lương, khen thưởng chỉ vì biết nhiều có lẽ không bao giờ phù hợp, cũng không nên là tiêu chí để áp dụng trong công việc”, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Pomath nhấn mạnh.

Còn nếu đánh giá bằng thành tích của học sinh, thành ra, giáo viên tìm mọi cách để ép học sinh được thành tích cao. “Hôm qua, tôi có cô em làm giáo viên tiểu học chia sẻ: Trường em năm nay thành tích không bằng năm ngoái, hiệu trưởng đã mắng giáo viên thậm tệ. Nhưng chị biết không, tụi học trò có học ở giáo viên không đâu, nó học thêm chừng 2 ca nữa sau khi ở trường về, còn học ở những thầy cô giáo bên ngoài nữa. Có thành tích cũng không phải chỉ của mình chúng em. Không có thành tích cũng không phải lỗi của riêng chúng em’, cô Thơ kể.

Nhà giáo này cũng chia sẻ thêm, những năm gần đây, ngành giáo dục rất tích cực trong thể chế hóa việc đo lường chất lượng bằng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, có đánh giá thi đua khen thưởng,... chuyển sang chế độ hợp đồng làm việc theo Luật Viên chức. Nhưng đại đa số các giáo viên chẳng cần biết cái luật đó, hợp đồng đó tạo ra sự thay đổi gì. Vì họ vẫn nghĩ là "làm cho nhà nước", cho “ổn định", và "rất có cơ hội kiếm thêm". Để tạo ra động lực cho giáo viên, chúng ta có đánh giá, tự đánh giá nhưng chúng ta soi vào đó, và tự làm cho giống nhau.

Tại vài cuộc hội thảo những ngày gần đây, câu hỏi tập trung "động lực" cho thay đổi chất lượng giáo dục là gì? Giáo viên có nên cạnh tranh với nhau hay không? Một giáo viên đã dẫn một một nghiên cứu của Đại học chính trị London và Oxford được tài trợ bởi quỹ Ukaid (mới công bố tháng 3.2017), ở đó, người ta nói rằng: Giáo dục là ngành phi kinh tế. Không thể đo lường chất lượng công việc của các giáo viên như những người thợ khác. Vì sản phẩm của họ không phải là chiếc điện thoại, để khi bàn giao sản phẩm, người ta kiểm tra và biết ngay.

Giáo viên dạy giỏi, cũng không thể đo bằng thành tích của học sinh. Vì không phải ai may mắn cũng tìm được học sinh giỏi có tiềm năng để dạy. Giáo viên tốt cũng không thể chỉ đo bằng sự hài lòng của phụ huynh và học sinh. Năm 2013, Indonesia tăng lương gấp đôi mà chất lượng giáo dục không tăng. Nghiên cứu ấy chỉ ra rằng, chất lượng đầu vào mới là điều kiện quyết định cho chất lượng nghề nghiệp. Tức là nếu họ tuyển được những người giỏi vào nghề sư phạm thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ có những thầy giáo giỏi. Còn nếu họ đã là những người không giỏi, mà vẫn là giáo viên, thì có tạo ra cạnh tranh, có tăng lương, ... thì cũng khó mà thay đổi họ.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Điều khách Tây “choáng” nhất khi đi trên vỉa hè ở Việt Nam

nguyễn đạt |

Khách Tây hóm hỉnh nhận xét vỉa hè Việt Nam có thể dành cho tất cả các hoạt động, ngoại trừ việc đi bộ.

Lộ nhiều sai phạm của doanh nghiệp khai thác đá ở Lâm Đồng

Hoài Thanh |

Lâm Đồng - Suốt nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc đã ngang nhiên khai thác đá ở ngoài ranh giới và phạm vi được cấp phép.

Ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông

BẢO LÂM |

Ông Hồ Xuân Trường được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông nhiệm kỳ 2020 - 2025.