Bộ GDĐT: Học sinh thuộc địa bàn xác định dịch cấp độ 1, 2 được đến trường

Tường Vân |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có văn bản gửi các địa phương yêu cầu rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới trường đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục.

Cấp độ 1, 2 được đi học trực tiếp

Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục; ưu tiên tiêm đủ liều vaccine cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ.

Đối với các trường học đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng, chống dịch,…cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; chỉ đạo các sở GDĐT rà soát tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của các trường sau ảnh hưởng của dịch bệnh; bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới.

Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì cho học sinh trở lại trường học tập; chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định.

Trong đó, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Cấp độ 3-4 học trực tuyến và trực tiếp

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): căn cứ vào thực tế tình hình và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học...; với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp; phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hình; có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.

UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ở những địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể của nhà trường được UBND cấp tỉnh chấp thuận.

Theo ông Trần Thế Cương – Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, hiện tại, đơn vị đang căn cứ vào cấp độ dịch để đề xuất phương án, thời gian cho học sinh Hà Nội quay trở lại trường và chờ ý kiến chỉ đạo của thành phố.

Ông Cương cho biết, phương án đề xuất cho học sinh đi học từ ngày 25.10 được đưa ra trước đó nhưng đã bị bỏ.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Phụ huynh, giáo viên cần làm gì khi học sinh trở lại trường học

ĐỨC THIỆN - HOÀI ANH |

Nhận định việc học online khiến học sinh bị hạn chế trong việc giao tiếp, không thể tham gia các hoạt động sinh hoạt chung, không được giải phóng tâm lý,… TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) cho rằng, khi tình hình dịch bệnh về cơ bản được kiểm soát, Hà Nội nên sớm có phương án mở cửa trường học để giảm bớt áp lực của học sinh, phụ huynh. Khi học sinh trở lại trường học, giáo viên và phụ huynh cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để nắm rõ tình hình sức khoẻ của con em mình.

Lý do Sở GDĐT Hà Nội rút đề xuất cho học sinh đi học từ 25.10

Bích Hà |

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đơn vị này đã rút đề xuất cho học sinh một số quận, huyện đi học trở lại từ ngày 25.10.

Hà Nội đề xuất phương án cho học sinh đi học sớm nhất ngày 25.10

Tường Vân |

Sở GDĐT Hà Nội vừa có báo cáo đề xuất cho học sinh đi học trở lại trong điều kiện bình thường mới. Trong đó, phương án sớm nhất từ 25.10.2021; muộn nhất là ngày 17.1.2022.

Kane ghi 4 bàn, Bayern Munich thắng Dinamo Zagreb 9-2

tam nguyên |

Harry Kane và Bayern Munich sớm tạo nên “cơn bão” để thách thức các đối thủ tại Champions League 2024-2025.

Bộ Công an đề xuất gắn thiết bị giám sát với 8 trường hợp

Việt Dũng |

Bộ Công an đề xuất việc gắn thiết bị giám sát nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục đối với người thi hành án hình sự tại cộng đồng.

Mùa vàng Sa Pa dở dang vì bão lũ

NINH PHƯƠNG |

Lào Cai - Không ít du khách tiếc nuối vì mùa lúa chín Sa Pa và nhiều điểm ở Lào Cai bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mưa lũ, sạt lở sau bão.

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, Philippines đón bão khác

Khánh Minh |

Ngay trước khi áp thấp nhiệt đới Gener vào Biển Đông, bão Helen đã đi vào khu vực dự báo của Philippines (PAR).

Chi tiết trách nhiệm hộ gia đình về phòng cháy chữa cháy

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng chống cháy nổ.