Bộ GDĐT lên tiếng về thông tin “cấm học sinh viết vào sách giáo khoa”

Bích Hà |

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ phó Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định, Chỉ thị số 3798 không cấm học sinh viết vào sách giáo khoa mà chỉ nhằm hướng dẫn giáo viên thực hiện phương pháp dạy học tích cực, bảo quản được sách và sử dụng lâu bền.

Trước vấn đề “sách giáo khoa dùng một lần gây lãng phí”, tình trạng bán sách giáo khoa (SGK) kèm quá nhiều sách tham khảo, gây thiệt hại túi tiền của phụ huynh học sinh, ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã ký, ban hành Chỉ thị số 3798 về việc sử dụng SGK, sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Chỉ thị nêu rõ, yêu cầu giám đốc sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục địa phương quán triệt từng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về việc giữ gìn SGK để sử dụng và sử dụng lại lâu bền. Đồng thời, các cơ sở hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK để thực hiện các hoạt động học và ghi kết quả học tập vào vở, không viết, vẽ vào sách.

Những ngày qua, nhiều giáo viên cho rằng chỉ thị này gây khó khăn trong quá trình giảng dạy, thậm chí có phần bất khả thi với SGK được thiết kế như hiện nay. Bởi sách có rất nhiều dạng bài tập trắc nghiệm, có cả phần ôn tập và học sinh thường làm luôn vào trong sách.

Một số phụ huynh thì cho rằng việc Bộ ra chỉ thị không cho học sinh viết vào SGK đã vi phạm đến quyền sở hữu tài sản của học sinh. Vì SGK hiện nay là do phụ huynh học sinh bỏ tiền ra mua, chứ không phải được cấp, phát.

Trước những dư luận này, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) - khẳng định dư luận chưa hiểu đúng về chỉ thị trên của Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ nên có nhiều ý kiến trái chiều.

Theo ông Thành, Bộ GDĐT ra Chỉ thị số 3798 nhằm yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh hạn chế việc viết vào sách chứ không cấm hoàn toàn. Đây không phải yêu cầu bắt buộc mà chỉ khuyến khích giáo viên thực hiện phương pháp dạy học tích cực và hướng dẫn để học sinh không chỉ biết giữ gìn, bảo quản sách, mà còn có ý thức tốt trong việc sử dụng sách lâu dài.

Ông Thành thừa nhận SGK một số môn hiện nay có bài tập trắc nghiệm, yêu cầu nối ô chữ với hình ảnh, nhằm rèn luyện thao tác tư duy phù hợp với từng nội dung kiến thức. Khi dạy, giáo viên cần sử dụng các dạng bài tập đó xem như là tình huống để tổ chức thảo luận, hướng dẫn học sinh ghi vào vở phương án trả lời dự kiến; giải thích lý do lựa chọn để trình bày, thảo luận và đưa ra phương án đúng.

Cũng theo ông Thành, chỉ thị 3798 không chỉ hướng vào SGK mà có nội dung quan trọng là còn yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng sách tham khảo trong trường học.

Bộ yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm quy định tại Thông tư số 21 năm 2014 của Bộ GDĐT về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo, khiến học sinh phải mua quá nhiều sách tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo NXB Giáo dục nói về việc tái sử dụng sách giáo khoa

Đặng Chung- Thùy Dung- Anh Phú |

Những ngày gần đây, các thông tin liên quan đến việc độc quyền sách giáo khoa, sách giáo khoa sử dụng một lần gây lãng phí, sách liên tục thay đổi để không thể tái sử dụng... nhận được sự quan tâm của dư luận. Trước những thông tin này, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã chính thức lên tiếng.

Sách giáo khoa sẽ được thiết kế để không phải sử dụng một lần

Đặng Chung |

Đại diện Bộ GDĐT chia sẻ đang cho kiểm tra, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa để có đề xuất chỉnh sửa thiết kế, hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách, gây lãng phí.

Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa... rồi bán đồng nát

T.Thế |

Liệu có lợi ích nhóm hay không trong tranh cãi về sách "Công nghệ giáo dục"; Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm mua sách... rồi bán đồng nát; Sẽ không giao địa phương tự chấm thi THPT 2019... là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.

Triều Tiên cho nổ tung tuyến đường bộ nối với Hàn Quốc

Khánh Minh |

Triều Tiên cho nổ tung các tuyến đường nối với Hàn Quốc vốn từng được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều.

Thân tín của bà trùm ma túy Oanh "Hà" được trả công 15 tỉ

Việt Dũng |

Trong số hơn 626kg ma túy mua bán xuyên quốc gia do bà trùm Oanh "Hà" cầm đầu, Nguyễn Văn Nam có mặt hầu hết ở các chuyến hàng, nhận công hậu hĩnh.

Bất cập tiền công đức 2 đền ở Ninh Bình do nguồn thu quá lớn

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Những tồn tại, bất cập trong việc quản lý tiền công đức tại đền Dâu và đền Quán Cháo (thành phố Tam Điệp) là do nguồn thu quá lớn.

Chánh văn phòng hãng luật bị tố đe dọa, xúc phạm phụ nữ

TRÍ MINH |

Một chánh văn phòng hãng luật bị tố cáo có hành vi đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ. Người dân đã trình báo sự việc tới cơ quan công an.

Xe bồn cháy dữ dội khi tiếp nhiên liệu ở cửa hàng xăng dầu, 1 người bị thương

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Xe bồn cháy dữ dội, hư hỏng nặng, sau đó lửa lan sang khu vực gần nhà kho của cửa hàng xăng dầu.

Lãnh đạo NXB Giáo dục nói về việc tái sử dụng sách giáo khoa

Đặng Chung- Thùy Dung- Anh Phú |

Những ngày gần đây, các thông tin liên quan đến việc độc quyền sách giáo khoa, sách giáo khoa sử dụng một lần gây lãng phí, sách liên tục thay đổi để không thể tái sử dụng... nhận được sự quan tâm của dư luận. Trước những thông tin này, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã chính thức lên tiếng.

Sách giáo khoa sẽ được thiết kế để không phải sử dụng một lần

Đặng Chung |

Đại diện Bộ GDĐT chia sẻ đang cho kiểm tra, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa để có đề xuất chỉnh sửa thiết kế, hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách, gây lãng phí.

Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa... rồi bán đồng nát

T.Thế |

Liệu có lợi ích nhóm hay không trong tranh cãi về sách "Công nghệ giáo dục"; Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm mua sách... rồi bán đồng nát; Sẽ không giao địa phương tự chấm thi THPT 2019... là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.