Chuyển đổi nội dung giáo dục trực tuyến sang chương trình GDPT mới nên tiến hành như thế nào?

Bình Mai |

Bắt đầu từ năm 2020, chương trình GDPT mới đã được triển khai tuần tự từ lớp 1 trên phạm vi toàn quốc và theo kế hoạch thì đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ sang chương trình GDPT mới.

Tuy nhiên việc chuyển đổi này đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho các hệ thống giáo dục trực tuyến (GDTT), nơi mà phương thức dạy học chủ yếu hiện nay vẫn chỉ là thầy giảng giải, trò ghi nhớ kiến thức và vận dụng để làm bài tập. Vậy giải pháp phù hợp và hiệu quả cho các hệ thống GDTT hiện nay là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thành Nam - chuyên gia giáo dục đồng thời là giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI - hệ thống GDTT lớn nhất dành cho học sinh phổ thông tại nước ta hiện nay.

Thưa ông, đứng trước yêu cầu đổi mới cho chương trình GDPT mới, các hệ thống giáo dục trực tuyến đang gặp phải những khó khăn gì?

- Chúng ta biết rằng, phương thức dạy học chủ yếu ở hầu hết các hệ thống GDTT hiện nay là sản xuất các bài giảng video và đưa lên mạng cùng với hệ thống bài tập và bài kiểm tra đính kèm. Các video bài giảng được tạo ra bằng cách quay lại bài giảng viết phấn của giáo viên trên bảng hoặc ghi lại bài giảng điện tử trên máy tính.

Phương thức dạy học Livestream đang nở rộ có một ưu điểm lớn là cho phép người học tương tác với nhau và tương tác được với giáo viên trong thời gian thực. Tuy nhiên phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là thầy giảng giải, trò ghi nhớ và làm bài tập.

Chương trình GDPT mới chuyển sang dạy học theo hướng phát triển năng lực, trong đó đòi hỏi phải đưa rất nhiều các hoạt động thực hành, trải nghiệm vào trong hoạt động dạy học. Thay đổi này đã gây khó khăn lớn cho các hệ thống GDTT, đó là phải giải quyết vấn đề thực hành và trải nghiệm thực tế cho người học như thế nào trên không gian mạng? Nếu vẫn dạy học theo phương thức cũ thì sẽ không đạt được mục tiêu dạy học phát triển năng lực.

Theo ông thì hệ thống GDTT cần thay đổi như thế nào để đáp ứng tốt nhất với yêu cầu dạy học phát triển năng lực trong chương trình GDPT mới?

- Vấn đề này trên thế giới có nhiều cách giải quyết rất hay mà chúng ta có thể học hỏi và vận dụng, cụ thể:

Đưa thêm vào bài giảng các chất liệu mới như hình ảnh, video thực tế, các nội dung mô phỏng sao cho bài giảng trở nên hấp dẫn hơn, hiện đại hơn và gần hơn với cuộc sống.

- Bổ sung các nội dung thực hành và trải nghiệm vào video bài giảng. Các hoạt động này cần phải được mô tả và thực hiện trên Video một cách rất dễ hiểu và học sinh có thể dễ dàng làm theo.

- Giao các nhiệm vụ thực hành, trải nghiệm cho học sinh và tổ chức tốt việc hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ này. Phải tiến hành tốt việc nghiệm thu và đánh giá kết quả thực hành, trải nghiệm thực tế của người học qua mạng.

Tóm lại, các hệ thống GDTT cần phải thay đổi toàn bộ việc dạy học, cả về nội dung dạy học, phương pháp dạy học và phương thức đánh giá.

Nếu có thể, xin ông chia sẻ tại HOCMAI, ông và các thầy cô khác đang thực hiện những thay đổi cụ thể nào để đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới?

- Chúng tôi đang tiến hành việc chuyển đổi mạnh mẽ sang chương trình GDPT mới bằng cách triển khai đồng bộ cả ba giải pháp nói trên.

Việc xây dựng nội dung được thực hiện trên cơ sở bám sát theo khung chương trình GDPT 2018, nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm của thế giới trong dạy học phát triển năng lực và cập nhật kịp thời nội dung các bộ sách giáo mới được xuất bản trong nước.

Thầy Nguyễn Thành Nam sử dụng hình ảnh minh hoạ trong video bài giảng.
Sử dụng mô phỏng của PhET trong video bài giảng mới tại HOCMAI

Việc cập nhật chất liệu đa phương tiện đã làm bài giảng mới trở nên sinh động và hấp dẫn hơn nhiều so với trước. Để làm mới nội dung bài giảng các môn khoa học, chúng tôi đã đàm phán để được phép sử dụng hệ thống mô phỏng nổi tiếng thế giới PhET Interactive Simulations trong các bài giảng mới của HOCMAI.

Hệ thống các nội dung thực hành được lựa chọn và xây dựng trên ba tiêu chí là dễ hiểu, dễ làm theo, và chi phí thấp để ngay cả học sinh nông thôn cũng có thể mua sắm học liệu để thực hành theo hướng dẫn. Các nội dung thực hành có thể được giáo viên thực hiện ngay tại phòng ghi hình hoặc quay trải nghiệm ngoài thực tế.

Những thí nghiệm đơn giản, gần gũi được thầy Nguyễn Thành Nam đưa vào bài giảng giúp các em học sinh dễ tiếp cận.
Nội dung hướng dẫn thực hành từ video bài giảng mới tại HOCMAI.

Nhiều hình thức trắc nghiệm khác nhau cũng đã được đưa vào bài giảng giúp cho việc kiểm tra đánh giá trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Và đặc biệt là cuối bài học, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ thực hành, trải nghiệm để học sinh tự thực hiện. Kết quả sẽ được trả lại cho giáo viên dưới nhiều hình thức, có thể là hình ảnh, video do người học tự quay để giáo viên đánh giá và cho điểm.

Công việc chuyển đổi theo chương trình GDPT mới tại HOCMAI sẽ được tiến hành tuần tự theo sát việc triển khai chương trình thực tế tại nước ta.

Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ của ông! Kính chúc ông và HOCMAI sẽ gặt hái được thành công lớn trong sự chuyển đổi sang chương trình GDPT mới!

Bình Mai
TIN LIÊN QUAN

Từ con số 0 đến trường đi đầu về dạy học trực tuyến

Minh Ánh - Đặng Chung |

Từ một giải pháp tình thế trong bối cảnh học sinh, sinh viên phải nghỉ học để phòng dịch COVID-19, với những nỗ lực của thầy và trò, đến nay dạy học trực tuyến đã giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Nó giúp thay đổi cách thức quản lý, phương pháp dạy học trong nhiều nhà trường, mà người được hưởng lợi trực tiếp là học sinh. Câu chuyện về Trường THCS Đông La mà chúng tôi sắp kể là minh chứng cho điều đó - từ con số 0, qua "hai mùa COVID" đã trở thành trường đi đầu về dạy học trực tuyến tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Đẩy mạnh dạy học trực tuyến: Cơ hội để tiết giảm các chi phí xã hội

Đặng Chung |

Từ một giải pháp tình thế trong bối cảnh học sinh, sinh viên phải nghỉ học để phòng dịch COVID-19, dạy học trực tuyến đã giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Trong tương lai, nếu tiếp tục tận dụng lợi thế của phương thức dạy học này thì sẽ tạo ra ý nghĩa xã hội rất lớn, như giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ngân sách nhà nước cho cơ sở vật chất nhà trường. Người học cũng dễ dàng tiếp cận các nguồn tài nguyên để tiến hành học tập mọi lúc, mọi nơi.

Nhìn lại ngành Giáo dục và Đào tạo 2020: Những dấu ấn đổi mới

Đặng Chung - Duy Thiên - Thuỳ Linh |

2020 là một năm rất đặc biệt với thầy và trò cả nước. Đại dịch COVID-19 mang đến không ít khó khăn, thách thức, nhưng với nỗ lực, sự quyết tâm, “lực cản mang tên COVID-19” đã được hàng triệu giáo viên, học sinh biến thành động lực để thay đổi và phát triển.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất yếu

Bảo Chương |

TPHCM - Trong bức tranh chung về lợi nhuận quý III/2024 của các doanh nghiệp niêm yết, nhóm ngành bất động sản nhà ở được dự báo có tăng trưởng âm.

Dự án sắp về đích làm thay đổi diện mạo cho TP Bến Tre

Thành Nhân |

Bến Tre - Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành phố Bến Tre gần hoàn thành đã tác động tích cực đến các mặt đời sống của người dân.

Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục nổi sóng mới

Linh Trang |

Hà Nội - Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục sôi sục với thông tin về hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai trong tương lai.

Người dân Làng Nủ bắt đầu cuộc sống mới sau bão lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau một tháng xảy ra trận lũ quét, người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) đã quay trở lại với cuộc sống thường ngày.

Từ con số 0 đến trường đi đầu về dạy học trực tuyến

Minh Ánh - Đặng Chung |

Từ một giải pháp tình thế trong bối cảnh học sinh, sinh viên phải nghỉ học để phòng dịch COVID-19, với những nỗ lực của thầy và trò, đến nay dạy học trực tuyến đã giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Nó giúp thay đổi cách thức quản lý, phương pháp dạy học trong nhiều nhà trường, mà người được hưởng lợi trực tiếp là học sinh. Câu chuyện về Trường THCS Đông La mà chúng tôi sắp kể là minh chứng cho điều đó - từ con số 0, qua "hai mùa COVID" đã trở thành trường đi đầu về dạy học trực tuyến tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Đẩy mạnh dạy học trực tuyến: Cơ hội để tiết giảm các chi phí xã hội

Đặng Chung |

Từ một giải pháp tình thế trong bối cảnh học sinh, sinh viên phải nghỉ học để phòng dịch COVID-19, dạy học trực tuyến đã giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Trong tương lai, nếu tiếp tục tận dụng lợi thế của phương thức dạy học này thì sẽ tạo ra ý nghĩa xã hội rất lớn, như giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ngân sách nhà nước cho cơ sở vật chất nhà trường. Người học cũng dễ dàng tiếp cận các nguồn tài nguyên để tiến hành học tập mọi lúc, mọi nơi.

Nhìn lại ngành Giáo dục và Đào tạo 2020: Những dấu ấn đổi mới

Đặng Chung - Duy Thiên - Thuỳ Linh |

2020 là một năm rất đặc biệt với thầy và trò cả nước. Đại dịch COVID-19 mang đến không ít khó khăn, thách thức, nhưng với nỗ lực, sự quyết tâm, “lực cản mang tên COVID-19” đã được hàng triệu giáo viên, học sinh biến thành động lực để thay đổi và phát triển.