Cô giáo Hà Nội bị “tố” bắt học sinh tát nhau trong lớp

Đặng Chung |

Nghiêm khắc trong giáo dục, thậm chí dùng hình phạt để học sinh nhận ra cái sai là điều cần thiết. Nhưng việc bắt học sinh tát vào mặt nhau, uống nước giẻ lau bảng, hay ngậm dép… là những hình phạt bị phụ huynh và nhiều chuyên gia cho rằng rất phản giáo dục.

“Hình phạt không thể chấp nhận được”

Những giờ qua, thông tin phụ huynh của Trường THCS Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) tố cô giáo phạt học sinh nói chuyện riêng trong lớp bằng cách cho các em lên bục giảng tát vào mặt nhau đã nhận được sự quan tâm của dư luận.

Sáng 17.10, chia sẻ với Lao Động, bà Bùi Thị Thu Hằng - Trưởng phòng GDĐT huyện Đan Phượng (Hà Nội) - cho biết Phòng Giáo dục vẫn đang cùng nhà trường xác minh sự việc. Quan điểm là sẽ không bao che, giáo viên T.T.M.H (chủ nhiệm lớp 6D Trường THCS Thọ Xuân, huyện Đan Phượng) sai đến đâu sẽ xử lý đến đó.

Bởi nếu hành động của giáo viên không chuẩn sẽ gây phản cảm và ảnh hưởng đạo đức nhà giáo. Nếu sự việc đúng như phụ huynh phản ánh, giáo viên bắt học sinh tát vào mặt nhau thì sẽ xử lý nghiêm.

Về phía phụ huynh của hai học sinh tát nhau đến sưng má trên bục giảng, họ cho rằng phương pháp giáo dục và hành vi xử lý kỷ luật của cô T.T.M.H thực sự chưa ổn, không thể chấp nhận được, thậm chí là phản giáo dục. Học sinh sẽ học được gì sau hình phạt này, hay chỉ gieo vào đầu các em mầm bạo lực?

Dù rất bức xúc, tuy nhiên phụ huynh cho biết sẽ bỏ qua cho cô giáo. Chỉ mong nếu cô có yêu cầu học sinh tát nhau thật thì nên nhận, chứ không nên vòng vo phủ nhận như hiện nay. Cô hãy coi đây là bài học trong việc dùng hình phạt khi học sinh mắc lỗi.

“Phạt học sinh phải mang tính giáo dục”

Một lời khen thưởng đúng lúc sẽ là động lực để học sinh phấn đấu, hoặc đôi khi chỉ một lần bị thầy cô trách phạt cũng khiến học trò ghi nhớ suốt đời. Nói thế để thấy môi trường giáo dục mang tính đặc thù, nơi không chỉ dạy tri thức mà còn rèn luyện nhân cách, việc thưởng – phạt cũng góp phần rất lớn trong việc giáo dục học sinh.

Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Có người trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quỳ...). Người lại trừng phạt về tinh thần (la mắng, hạ nhục học sinh, làm cho xấu hổ...).

 
 Vụ việc giáo viên phạt học sinh bằng cách bắt uống nước giặt giẻ lau bảng từng gây bức xúc trong dư luận.

Có người lại nghĩ ra các hình phạt như bắt học sinh uống nước lau bảng (xảy ra tại Hải Phòng), hay cho các bạn đánh, tát vào miệng nếu học sinh nói chuyện trong lớp.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, những hình phạt trên đến nay đều không còn phù hợp với thực tế, thậm chí nếu đối chiếu với các quy định về trẻ em thì giáo viên còn vi phạm pháp luật, vì xâm phạm quyền của trẻ em.

“Trong Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, đặc biệt là Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Trẻ em 2016 đã quy định rất rõ: Các trường phải có ý kiến tham vấn của trẻ em về tất cả các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em.

Rõ ràng, những quy định như kiểm điểm học sinh phạm lỗi trước lớp, trước toàn trường, hay đuổi học… là một dạng xâm hại tinh thần trẻ em, vi phạm quyền được đi học của trẻ và cần bị lên án. Trong môi trường đặc thù như giáo dục thì hình phạt cũng phải mang tính giáo dục" - Thạc sĩ Nguyễn Trọng An chia sẻ.

Theo ông, ngành giáo dục nên thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt, để giáo viên trau dồi kinh nghiệm, đưa ra các sáng kiến về việc sử dụng hình phạt tích cực trong trường học. Việc này không chỉ bảo vệ quyền trẻ em mà sẽ giúp giáo viên bảo vệ chính mình.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên xúc phạm, đánh học sinh bị phạt tiền: Phạt học sinh ngậm bút, đứng xó lớp có là xúc phạm danh dự?

Bích Hà |

Mức tiền đưa ra để phạt giáo viên rất cụ thể, từ 10-30 triệu đồng nếu xúc phạm danh dự và xâm phạm thân thể học sinh. Thế nhưng, việc xác định hành vi nào là xúc phạm người học, đến mức nào sẽ bị phạt tiền còn rất nhiều tranh cãi.

Cần “cách li” vĩnh viễn cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng khỏi ngành giáo dục?

HUYÊN NGUYỄN |

Hành vi phạt học sinh lớp 3 uống nước vắt giẻ lau bảng của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương xảy ra tại Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) đã gây lên những phẫn nộ dư luận, nhiều bày tỏ sự bất bình. Nhiều chuyên gia cho rằng cần “cách li" vĩnh viễn cô giáo Hương khỏi ngành giáo dục.

Từ vụ cô giáo quỳ gối cần "khung" và "hành lang" để giáo viên phạt học sinh

Lục Tùng (ghi) |

"Việc một cô giáo bị bắt buộc quỳ trước phụ huynh là một hành động quá khích, hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) cần được phê bình nghiêm túc, “đến nơi, đến chốn” trước khi bàn đến việc cô giáo ấy đã phạt đúng hay sai. Bởi nếu không thì học sinh (HS) sẽ không biết “tôn sư trọng đạo” và môi trường giáo dục (GD) sẽ bị hạ thấp trong cái nhìn của xã hội..." - Đó là ý kiến của GS.TS, NGND Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Cập nhật giá vàng sáng 21.9: Vàng nhẫn tăng sốc, cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 21.9: Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 hôm nay tăng tới 1,2 triệu đồng/lượng. Mức giá trên 80 triệu đồng/lượng khiến vàng nhẫn đạt kỷ lục nhiều tuần.

18 hộ dân sống thấp thỏm bên miệng Hà Bá

Xuân Nhàn |

Thiếu nước sạch, sinh kế bấp bênh, nhà cửa hư nát, sạt lở đe dọa là tình cảnh hiện nay của 18 hộ dân phía Nam cầu Gành, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, Bình Định.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.