Công bố môn thi vào lớp 10 kiểu “ú tim”: Người lớn không giỏi được toàn diện, sao bắt con trẻ?

Bích Hà |

“Học để thi”, “thi nhiều môn để học sinh phải học toàn diện”… là những quan niệm phụ huynh cho là đã lỗi thời. Nhiều ý kiến cho rằng mục đích của giáo dục phải là tôn trọng sự khác biệt, giúp học sinh phát huy được sở trường chứ không phải là “giáo dục đồng phục”.

Lo học sinh mệt lả vì học thêm

Hà Nội đã chính thức chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020 với việc thi 4 môn: Văn, Toán, Ngoại Ngữ và một môn sẽ được Sở GDĐT Hà Nội thông báo vào tháng 3.2019.

Việc đến tận tháng 3 năm sau mới công bố môn thi thứ tư khiến phụ huynh lo lắng. Ngay thời điểm hiện tại, nhiều bậc cha mẹ có con đang học lớp 9 ở Hà Nội đã phải sốt sắng đi tìm lớp học thêm cho con.

“Năm nay ngoài 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ, học sinh không thể lơ là được các môn khác, vì tâm lý lo lắng môn nào cũng có thể thi.

Những ngày qua gia đình tôi và rất nhiều gia đình khác trong lớp của con đã phải chạy đôn chạy đáo đi tìm lớp học thêm, không phải 3 môn bắt buộc mà cả các môn khác nữa. Các con học thêm suốt ngày, con mệt lả người, bố mẹ cũng thực sự rất mệt mỏi.

Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến nên để học sinh được lựa chọn môn thi thứ tư theo năng lực, sở trường thay vì Sở GDĐT chọn và đến tận tháng 3 năm sau mới công bố. Công bố môn thi càng muộn sẽ càng khiến học sinh áp lực” – chị Đỗ Thị Thúy (phụ huynh tại quận Hà Đông, Hà Nội), chia sẻ.

Thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên Trường THPT Anhxtanh, Hà Nội) cho rằng lo lắng về chuyện học sinh phải mệt mỏi vì học thêm do áp lực thi cử là có thật. Việc trao quyền cho học sinh được lựa chọn môn thi thứ tư trong kỳ thi vào lớp 10 sẽ giúp học sinh giảm áp lực học tập, ôn luyện.

Tuy nhiên, thầy Hùng cho rằng, vì kiến nghị này đi ngược với mục tiêu khuyến khích học sinh học toàn diện các môn trong phương án tuyển sinh vừa công bố của Hà Nội. Do vậy, sẽ rất khó được chấp nhận.

 
 Mỗi mùa tuyển sinh, học sinh mệt, phụ huynh cũng lo. Ảnh: Văn Thắng

Quan niệm bắt trẻ phải học toàn diện còn phù hợp?

Việc Sở GDĐT Hà Nội đưa ra phương án tăng thêm môn thi vào lớp 10 và giữ bí mật môn thi thứ tư được xem là cách để hướng học sinh phải học toàn diện các môn. Tuy nhiên, phụ huynh cho rằng cách làm này là không cần thiết. Không nên lấy việc thi cử để gây sức ép, yêu cầu trẻ phải học toàn diện.

“Cũng từng đi học, cũng từng quay cuồng trong việc học và thi, sau này tôi nghiệm ra rằng, học xong, thi xong là quên hết. Vì kiến thức phổ thông quá hàn lâm, sách vở.

Trong khi giáo dục ở nhiều nước trên thế giới đặt mục tiêu hướng đến phát triển năng lực học sinh, phát huy sở trường của học sinh thì chúng ta vẫn cứ yêu cầu trẻ phải học toàn diện.

Học sinh không phải em nào cũng đủ năng lực để giỏi đều các môn, người lớn cũng không thể giỏi toàn diện, cái gì cũng biết. Vậy mà lại mong trẻ phải giỏi toàn diện. Điều này là phi thực tế”- anh Đỗ Đình Tuấn (phụ huynh tại quận Đống Đa, Hà Nội) thẳng thắn.

Còn theo thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội), nếu chỉ thi hai môn Văn và Toán trong kỳ thi vào lớp 10 như mọi năm thì học sinh chỉ tập trung vào 2 môn này mà bỏ bê các môn khác. Khi lên THPT các thầy cô phải rất vất vả, vì học sinh bị hổng những kiến thức căn bản.

“Cuộc thi nào cũng có cạnh tranh, không có cuộc thi nào mà không có áp lực cả, chỉ có ít hay nhiều mà thôi.

Quan trọng là học sinh và cha mẹ phải biết được khả năng, năng lực con em mình để lựa chọn những trường phù hợp. Nếu năng lực vừa phải nhưng lại muốn vào những trường top trên thì đương nhiên các em sẽ phải cố gắng, phải vất vả và sinh ra áp lực” - thầy Bình đưa ra lời khuyên với phụ huynh.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Thi tuyển sinh lớp 10 với 4 môn đã thực sự toàn diện?

HUYÊN NGUYỄN |

Sau khi UBND TP.Hà Nội “chốt” phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2019-2020, đã có nhiều tranh luận về việc chọn phương án thi tuyển 4 môn với kỳ vọng sẽ là giải pháp buộc học sinh phải học toàn diện, tránh học lệch. Theo bà Phạm Thái Lê (giáo viên môn Ngữ văn, Trường Marie Curie, Hà Nội), học tất cả các môn với cơ cấu như hiện nay chưa phải là toàn diện.

Thi vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 tại Hà Nội: Phụ huynh, học sinh “đau tim” vì công bố môn thi kiểu “ú tim”

NGUYỄN HUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Năm học 2019 - 2020, Hà Nội đổi mới phương án tuyển sinh vào lớp 10, tăng từ 2 môn thi lên 4 môn thi, trong đó môn thứ 4 sẽ được công bố vào tháng 3.2019.

Tin tức giáo dục 24h: Tiết lộ hình thức đề thi vào lớp 10 tại Hà Nội; Hãy để học sinh có quyền chọn môn thi thứ tư

Thế Anh |

Sở GDĐT Hà Nội tiết lộ trước hình thức đề thi vào lớp 10; Hãy để học sinh có quyền chọn môn thi vào lớp 10; Chốt thi 4 môn, điểm thi Toán, Ngữ văn nhân hệ số 2 trong kỳ tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội... là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.

Vụ án La "điên": Bắt nguyên phó chủ tịch huyện ở Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đặng Ngọc Oánh - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình vừa bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án liên quan doanh nhân La "điên".

Sống chật vật vì dự án treo suốt 28 năm

Viên Nguyễn |

Suốt 28 năm sống trong cảnh quy hoạch treo, người dân tổ 6, phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi mòn mỏi chờ đợi dự án công viên cây xanh Thạch Bích được triển khai. Quy hoạch treo khiến cuộc sống của người dân khốn khổ, bởi nhà cửa dột nát, thiệt thòi đủ đường.

Quy hoạch xây dựng nhà mới cho 37 hộ dân Làng Nủ

Đinh Đại |

Câu chuyện 2 gia đình với 8 nhân khẩu vẫn an toàn sau vụ lũ quét tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tựa như một phép màu, bừng sáng niềm hy vọng tìm kiếm 39 người còn mất tích.

Du khách nói gì việc giá vé thăm quan Ga Đà Lạt sẽ tăng gấp 10 lần?

ĐÌNH QUANG |

Rất nhiều du khách cảm thấy chưa hài lòng, thậm chí chê đắt trước thông tin di tích quốc gia Ga Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ tăng giá vé gấp 10 lần.

Giãn nợ, giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất

Tuyết Lan - Kim Khánh |

Nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão số 3, ngành ngân hàng đã có nhiều chính sách như giảm lãi suất vay, giãn - hoãn nợ, để thể hiện trách nhiệm chia sẻ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi.