Đại học vùng kéo các trường thành viên cùng thụt lùi

HUYÊN NGUYỄN - BÍCH NGỌC |

Mô hình đại học vùng hoạt động không hiệu quả đang khiến các trường thành viên cùng yếu đi là nhận định của PGS.TS Phan Quang Thế - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Thái Nguyên.

Trường bé “non nớt”,  trường lớn “èo ọt”

PGS.TS Phan Quang Thế thẳng thắn: Ban đầu khi thành lập, ĐH Thái Nguyên chỉ có 4 trường, còn bây giờ đã phát triển thành 7 trường và 2 khoa trực thuộc. Đây là điểm khó để phát triển bởi kinh phí thường tập trung cho các trường mới thành lập. Những trường lớn, cũ như Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp mỗi năm được cấp kinh phí khoảng 15 tỉ đồng trong khi có tới 8.000-9.000 sinh viên. 

Một bất cập nữa là cơ quan trung gian ở các đại học cấp hai (đại học vùng, đại học quốc gia) thường phình khá to. Ngoài ra, một số vị trí đại vùng cũng chưa hợp lí, ví như việc đặt 2 ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng quá sát nhau.

“Đại học vùng sinh ra, tạo nên bộ máy trung gian cồng kềnh, trường bé thì non nớt vươn lên rất khó, trường lớn thì không được chăm sóc cho nên cũng “dặt dẹo”, “èo ọt” và dần yếu đi. Tóm lại, nó sẽ kéo nhau thụt lùi hết tất cả và dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng”, ông Thế phân tích.

Bất cập là thế nhưng nếu giải thể đại học vùng cũng không phải là một phương án tốt, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp nói: “Giải tán đại học vùng chỉ giải quyết được khâu trung gian thôi. Nếu giải thể để thành đại học địa phương thì cơ hội phát triển hơn cũng rất là khó”.

Sáp nhập các trường đại học

Theo PGS.TS Phan Quang Thế, thế giới hiện có 3 loại hình trường đại học chủ yếu thì ở Việt Nam cũng có từng ấy mô hình. Vì thế, ông Thế đề xuất cần có chung một mô hình trường đại học, mô hình đa dạng như hiện nay rất khó để phát triển. Các trường đại học cần phải có sức mạnh tương đương với nhau, không nên có trường yếu quá, có trường khỏe quá.

Ngoài ra, ông Thế cũng đề xuất một hướng khác là hoạt động của mô hình đại học vùng, đại học quốc gia cần về đúng “nguyên dạng” mô hình trường đại học của Mỹ. Tức là trong “university” có những “college” hoặc “school” chỉ như cấp khoa chứ không được gọi là cơ sở giáo dục đại học thành viên, không có chủ tài khoản và con dấu riêng. Bởi hiện nay các đại học thành viên vẫn đang hoạt động với tư cách độc lập nên rất khó nhận sự chỉ đạo chung từ phía đại học vùng.

 
 PGS.TS Phan Quang Thế cho rằng, cần thu gọn số lượng trường đại học. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Đặc biệt, PGS. Thế nhấn mạnh, nếu thực hiện được việc này, nhiều lãnh đạo tài giỏi từ các trường thành viên sẽ lên làm lãnh đạo tại đại học vùng, đại học quốc gia - sẽ khiến cho hoạt động của đại học lớn mạnh hơn.

“Để làm được việc đó cần chủ trương đường lối quyết liệt và cứng rắn để đổi mới giáo dục. Chắc chắn sẽ có chuyện “mất chức, mất ghế”. Nhưng đừng vì chức quyền của một số người mà phá đi sự nghiệp giáo dục của đất nước”, ông Thế nhấn mạnh.

HUYÊN NGUYỄN - BÍCH NGỌC
TIN LIÊN QUAN

Có nên giải tán đại học vùng?

TUỆ NHI |

Đề xuất giải thể đại học vùng, thay đổi cách quản lý của đại học quốc gia của nguyên Giám đốc Đại học Thái Nguyên Từ Quang Hiển tại Hội thảo Giáo dục 2018 (VEC 2018) với chủ đề “Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế” mới đây đang tạo “cơn sốt” về những bất cập, hạn chế trong mô hình này.

Tin tức giáo dục 24h: Làm rõ thông tin trường kêu gọi phụ huynh tài trợ gần 1 tỷ đồng, Đề xuất giải thể đại học vùng

T.Thế |

Sinh viên Việt Nam đóng học phí cao nhất; Xác minh thông tin nhà trường kêu gọi phụ huynh tài trợ gần 1 tỷ đồng; Sinh viên giỏi ra trường khó xin việc hơn người không giỏi có "ô dù"... là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.

Đề xuất giải thể đại học vùng

HUYÊN NGUYỄN - NGUYỄN HÀ |

Theo GS Từ Quang Hiển - nguyên Giám đốc Đại học Thái Nguyên, mô hình đại học vùng, thử nghiệm được 24 năm, cho thấy cản trở sự phát triển của các trường đại học thành viên và không có hiệu quả.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Xảy ra động đất ở Mộc Châu

Đặng Tình |

Ngày 23.9, tại Sơn La, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Thanh Hóa công bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều địa bàn

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Sáng 23.9, UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp ở nhiều nơi trên địa bàn.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.