Để sách giáo khoa không là gánh nặng tài chính cho phụ huynh

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông cao gấp nhiều lần so với sách hiện hành. Vậy cần phải làm thế nào để giảm gánh nặng tài chính đầu năm học mới cho phụ huynh về việc mua sách giáo khoa?

Thông tin về giá sách giáo khoa mới các lớp 4, 8, 11 cao hơn tới 3 lần so với giá sách giáo khoa theo chương trình cũ khiến nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng. Phía đại diện các đơn vị xuất bản đã có những lí giải về mức giá này.

Cụ thể, giá sách mới cao hơn do chi phí tăng ở các khâu cấu thành giá bán một bộ sách giáo khoa mới gồm: số lượng cuốn trong một bộ sách; chi phí tổ chức bản thảo; chi phí vật tư, công in và chi phí marketing.

Sách giáo khoa mới lớp 4,8,11 dùng cho năm học 2023 - 2024. Ảnh: Bích Hà
Sách giáo khoa mới lớp 4,8,11 dùng cho năm học 2023 - 2024. Ảnh: Bích Hà

Thực tế ba năm qua (2019 - 2022), đại dịch COVID-19 đã tàn phá, gây thiệt hại nặng nề đến mọi mặt đời sống của người dân. Đời sống của đa số người dân còn có nhiều khó khăn sau dịch bệnh.

Chính vì vậy, giá sách giáo khoa mới cao hơn gấp nhiều lần giá sách hiện hành đã trở thành gánh nặng với nhiều gia đình mỗi dịp đầu năm học.

Để hỗ trợ người học, Bộ GDĐT đang phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu phương án sử dụng ngân sách Nhà nước để mua sách giáo khoa, đưa vào thư viện các trường học cho học sinh mượn.

Để sách mượn được sử dụng dài lâu, trước hết là nhà trường cần giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn sách vở cẩn thận, không được viết vẽ bậy vào sách, cuối năm nhà trường nên xem xét tuyên dương, khen thưởng những học sinh biết bảo quản sử dụng sách có hiệu quả và xem đó là một tiêu chí đánh giá hạnh kiểm học sinh cần được phát động duy trì thường xuyên.

Ngoài ngân sách Nhà nước mua sách, nhà trường nên vận động các cá nhân, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp… ủng hộ kinh phí để có thêm sách cho nhiều em được mượn. Phát động phong trào ủng hộ sách cho thư viện…

Chúng ta cũng có thể thực hiện xã hội hóa tủ sách dùng chung trong phụ huynh, học sinh. Đối với những phụ huynh có điều kiện tham gia đóng góp sách để chia sẻ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn được hưởng lợi từ tủ sách xã hội hóa.

Tiếp đến, nhà trường cần tính đến kế hoạch mua sách giáo khoa đã sử dụng trong những năm học trước lớp của phụ huynh, học sinh không có nhu cầu sử dụng nữa để cho học sinh mượn.

Một việc nữa là nhà trường phát thưởng cho học sinh vào dịp lễ tổng kết và phát thưởng cuối bằng những bộ sách giáo khoa giúp các em có sách để học và sử dụng được lâu dài mà khỏi phải mua.

Chúng ta đã và đang thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (được Bộ GDĐT phê duyệt).

Sách giáo khoa chỉ là tư liệu để dạy và học do vậy thầy cô và học sinh có thể tham khảo các bộ sách khác nhau vẫn được chấp nhận. Vì vậy Bộ GDĐT cần xây dựng chương trình có tính ổn định lâu dài tránh thay đổi trong thời gian ngắn, sách giáo khoa cần có tuổi thọ nhất định không phải thay đổi nhiều về nội dung, nếu có chỉ là bổ sung, cập nhật sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của xã hội, tránh được việc phải mua sách mới khác để học cũng như khi chuyển đến học từ trường này đến trường khác, địa phương này sang địa phương khác.

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa
TIN LIÊN QUAN

Các trường đại học có tiếp tục đào tạo chương trình chất lượng cao?

Vân Trang |

Từ tháng 12.2023, thông tư quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học sẽ được bãi bỏ. Vậy, các trường đại học có tiếp tục đào tạo chương trình chất lượng cao hay không?

Lí do không quy định giá sàn đối với sách giáo khoa

Tô Thế |

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Giá (sửa đổi). Trong đó, sách giáo khoa sẽ tiếp tục được áp giá trần để có công cụ quản lý, tránh ảnh hưởng tiêu cực tới người dân, nhất là người thu nhập thấp.

Giá sách giáo khoa mới cao gấp 2-3 lần sách cũ

Vân Trang |

Một bộ sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 mới có giá từ 182.000 đến trên 400.000 đồng, cao hơn 2-3 lần so với bộ sách đang sử dụng.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.