Đưa dạy học trực tuyến vào trường phổ thông: Lo ngại mỗi nơi một kiểu

Đặng Chung |

Chỉ còn ít ngày nữa là tới khai giảng năm học mới, việc dạy học trực tuyến không còn là giải pháp tình thế mà sẽ trở thành phương thức dạy học chính thức được sử dụng trong các nhà trường. Đây không chỉ là cơ hội để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho giáo viên và học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Tuy nhiên, để dạy học online hiệu quả, giáo viên và phụ huynh còn nhiều băn khoăn, lo ngại.

Dự kiến 3 hình thức dạy học trực tuyến 

Theo khung kế hoạch năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành, 23 triệu học sinh trên cả nước sẽ chính thức tựu trường từ 1.9 và khai giảng năm học mới vào 5.9. Trước việc số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng vẫn không ngừng tăng, Bộ GDĐT đã chuẩn bị các kịch bản, kể cả trường hợp học sinh chưa thể để đến trường do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ngoài việc linh động cho các cơ sở giáo dục tổ chức lễ khai giảng online, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT) - cho biết, Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định quản lý dạy học trực tuyến trong trường phổ thông. Sau khi được ban hành, Bộ sẽ đưa việc dạy học trực tuyến như một trong những nhiệm vụ thường xuyên của năm học, dự kiến bắt đầu từ năm học tới. Tùy điều kiện thực tế, sẽ xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp, với những mức độ khác nhau giữa các nhà trường. Đây cũng được xem là giải pháp trong trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Dự thảo thông tư của Bộ GDĐT quy định có 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến. Đầu tiên là hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Hình thức thứ hai là dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Hình thức thứ ba là dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường do dịch bệnh hoặc thiên tai hoặc một điều kiện cụ thể nào đó.

Để đảm bảo việc dạy học trực tuyến được hiệu quả, Bộ GDĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ xây dựng nội quy dạy học trực tuyến của cơ sở mình, xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt để đảm bảo chất lượng dạy học. Một trong những yếu tố quan trọng là cần nguồn học liệu, hay nói cách khác là sách giáo khoa điện tử để phục vụ dạy học trực tuyến.

Bộ GDĐT quy định, nguồn học liệu, chương trình dạy học trực tuyến sẽ do tổ bộ môn của từng trường xây dựng và trước khi đưa vào triển khai thực hiện thì bắt buộc phải được sự phê duyệt của hiệu trưởng. Với tư cách là người đứng đầu, hiệu trưởng các trường phổ thông sẽ chịu trách nhiệm trước học sinh, phụ huynh học sinh và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về việc triển khai dạy học trực tuyến.

Khó dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học

Theo thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM), việc  Bộ GDĐT chuẩn bị ban hành quy định quản lý dạy học trực tuyến trong trường phổ thông là rất kịp thời, phù hợp với điều kiện dịch bệnh hiện nay, khi thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tập trung đông người là yếu tố quan trọng để phòng tránh dịch.

Tuy nhiên, dù giáo viên rất nỗ lực, học sinh cũng cố gắng, nhưng thực tế dạy học trực tuyến còn bộc lộ một số bất cập. Đầu tiên là khó khăn trong việc kiểm soát học sinh. Nếu học sinh có ý thức không tốt, bật phần mềm học trực tuyến lên rồi đi chơi hay đi ngủ, giáo viên khó phát hiện được. Tiếp đó, nếu đường truyền không ổn định, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học.

Ngoài ra, nếu giáo viên không chuẩn bị tâm thế, được tập huấn kỹ năng để dạy học và quản lý lớp học trực tuyến, sẽ bị lúng túng trong tổ chức dạy học, dẫn đến hiệu quả không cao.

Còn theo cô Thạch Anh Thư - giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), khó khăn nhất khi đưa dạy học trực tuyến trở thành phương thức trong nhà trường là việc dạy học cho học sinh tiểu học, đặc biệt khối 1, 2.  Nếu trường hợp xấu nhất là năm học mới học sinh chưa thể đến trường, thì bắt buộc phải tổ chức dạy học trực tuyến, chứ không thể dừng năm học được. Nhưng hiện tâm lý chung của giáo viên tiểu học là lo lắng khi phải tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh.

“Từ thực tế năm học trước, giáo viên chúng tôi khẳng định việc dạy học online không có nhiều hiệu quả với bậc tiểu học. Khi các con trở lại trường, chúng tôi phải gần như phải dạy lại toàn bộ kiến thức, bài học đã dạy trực tuyến trước đó. Lý do là ý thức tự giác học tập của học sinh chưa tốt. Có học sinh không thể tham gia vì bố mẹ gửi về quê nhờ người thân chăm sóc. Còn với các con lớp 1, không thể dạy online được, vì các con sẽ phải học viết, uốn nắn từng nét một. Để duy trì việc học, bắt buộc phải có sự hỗ trợ của phụ huynh”- cô Thư cho biết.

Trong khi đó, nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 cũng đang lo lắng việc học của con sẽ ra sao, nhất là năm nay sẽ bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và dạy học theo sách giáo khoa mới.

Ngoài ra, hiện Bộ GDĐT đưa ra quy định rất mở, việc xây dựng chương trình, thời lượng tổ chức dạy học trực tuyến sẽ do giáo viên và các trường chủ động, căn cứ vào điều kiện thực tế của từng nhà trường. Nhưng điều này cũng dẫn đến lo ngại, mỗi nơi sẽ tổ chức dạy học trực tuyến một kiểu, mỗi nơi sử dụng một phần mềm dạy học. Chất lượng dạy học trực tuyến cũng sẽ không đồng đều vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như kỹ năng, phương pháp của giáo viên trong việc xây dựng chương trình phù hợp với dạy học online và quản lý lớp học trực tuyến; rồi vấn đề đường truyền, hạ tầng để phục vụ dạy học.

Phải đặt hiệu quả lên hàng đầu 

Về những lo lắng, băn khoăn của phụ huynh, giáo viên, ông Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT) cho biết, hiện Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ TTTT huy động các nguồn lực xã hội hóa, huy động các doanh nghiệp như Vietel, VNPT, Vietnamobile... hỗ trợ ngành giáo dục về đường truyền, nền tảng phần mềm học tập trực tuyến.

Ngoài ra, Bộ GDĐT đã tổ chức xây dựng học liệu số trong toàn ngành, đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa chia sẻ rộng rãi miễn phí cho cộng đồng 5.000 bài giảng E-learning được tuyển chọn từ các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng; 2.000 video clip các bài giảng, khoảng 31.000 câu hỏi trắc nghiệm. Các nhà trường, giáo viên, học sinh các vùng khó khăn có thể truy cập sử dụng, tham khảo trong hoạt động dạy và học trực tuyến.

Theo TS Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường Đại học-Cao đẳng Việt Nam), khi dự thảo quy chế dạy học trực tuyến, từ xa, dạy học trên truyền hình được ban hành, thì chỉ nên áp dụng ở những nơi có điều kiện, như các thành phố lớn, nơi cả người học và người dạy đã có những chuẩn bị và sẵn sàng thực hiện phương thức dạy học mới. Không nên thực hiện theo kiểu hô hào, phong trào, vừa không hiệu quả mà còn tạo áp lực lên người dạy và người học.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Những phương án dạy học trực tuyến sẽ áp dụng trong năm học 2020-2021

Văn Thắng - Hà Phương |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án chỉ đạo cho mọi trường hợp, trong đó có các phương án tổ chức dạy học trực tuyến.

Giáo dục 24/7: Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về việc học trực tuyến hoàn toàn

HOÀNG MINH - NGUYỄN KIÊN |

Những tin tức mới nhất có trong Bản tin Giáo dục 24/7 hôm nay: Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về việc học trực tuyến hoàn toàn; Thí sinh nào sẽ đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp; 4 trường đại học của Việt Nam góp mặt trong Bảng xếp hạng các trường trên thế giới...

Học trực tuyến để... giảm ùn tắc giao thông

đặng chung |

Từ một giải pháp tình thế trong  bối cảnh học sinh, sinh viên phải nghỉ học để phòng dịch COVID-19, dạy học trực tuyến đã giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số về lĩnh vực giáo dục. Trong tương lai, nếu phương thức dạy học này được công nhận chính thức, sẽ không chỉ giúp học sinh, sinh viên có thêm thời gian nghỉ hè, tiết giảm các chi phí xã hội, mà còn là “chìa khóa” để giải quyết bài toán áp lực giao thông cho các đô thị lớn.

Dự kiến dạy học trực tuyến sẽ áp dụng trong trường phổ thông từ năm học tới

Đặng Chung |

Hiện cả nước có hơn 22 triệu học sinh-sinh viên và khoảng 1,5 triệu giáo viên - chiếm gần 1/4 dân số của cả nước. Theo ông Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT), khi đưa dạy học trực tuyến trở thành phương thức dạy học chính thức trong nhà trường, sẽ có ý nghĩa xã hội rất lớn, như giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, góp phần giảm ngân sách nhà nước cho cơ sở vật chất nhà trường. Người học cũng dễ dàng tiếp cận các nguồn tài nguyên để tiến hành học tập mọi lúc, mọi nơi.

Bắt khẩn cấp đối tượng hủy hoại hàng trăm cây đào thế

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ngày 11.10, Công an huyện Mê Linh đã khởi tố vụ án hình sự, bắt khẩn cấp đối tượng cố ý hủy hoại hàng trăm cây đào thế của người dân.

Vướng mắc về quy định bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí

PHẠM ĐÔNG |

Người đứng đầu không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, có trình độ lý luận chính trị cao cấp là những nội dung được một số cơ quan báo chí kiến nghị.

Nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội bỏ hoang

Đền Phú |

Hà Nội - Xây dựng chợ dân sinh mục đích làm giảm thiểu chợ cóc giúp cải thiện mỹ quan đô thị, tuy vậy, nhiều chợ dân sinh không được sử dụng, gây lãng phí.

Bí ẩn tài khoản tên "Colombia" của bà trùm ma túy Oanh "Hà"

Việt Dũng |

Để vận chuyển hàng trăm kg ma túy các loại từ Campuchia về Việt Nam, Vũ Hoàng Oanh thuê người và dùng tài khoản mạng xã hội giao dịch.

Những phương án dạy học trực tuyến sẽ áp dụng trong năm học 2020-2021

Văn Thắng - Hà Phương |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án chỉ đạo cho mọi trường hợp, trong đó có các phương án tổ chức dạy học trực tuyến.

Giáo dục 24/7: Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về việc học trực tuyến hoàn toàn

HOÀNG MINH - NGUYỄN KIÊN |

Những tin tức mới nhất có trong Bản tin Giáo dục 24/7 hôm nay: Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về việc học trực tuyến hoàn toàn; Thí sinh nào sẽ đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp; 4 trường đại học của Việt Nam góp mặt trong Bảng xếp hạng các trường trên thế giới...

Học trực tuyến để... giảm ùn tắc giao thông

đặng chung |

Từ một giải pháp tình thế trong  bối cảnh học sinh, sinh viên phải nghỉ học để phòng dịch COVID-19, dạy học trực tuyến đã giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số về lĩnh vực giáo dục. Trong tương lai, nếu phương thức dạy học này được công nhận chính thức, sẽ không chỉ giúp học sinh, sinh viên có thêm thời gian nghỉ hè, tiết giảm các chi phí xã hội, mà còn là “chìa khóa” để giải quyết bài toán áp lực giao thông cho các đô thị lớn.

Dự kiến dạy học trực tuyến sẽ áp dụng trong trường phổ thông từ năm học tới

Đặng Chung |

Hiện cả nước có hơn 22 triệu học sinh-sinh viên và khoảng 1,5 triệu giáo viên - chiếm gần 1/4 dân số của cả nước. Theo ông Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT), khi đưa dạy học trực tuyến trở thành phương thức dạy học chính thức trong nhà trường, sẽ có ý nghĩa xã hội rất lớn, như giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, góp phần giảm ngân sách nhà nước cho cơ sở vật chất nhà trường. Người học cũng dễ dàng tiếp cận các nguồn tài nguyên để tiến hành học tập mọi lúc, mọi nơi.