Gỡ nỗi lo của phụ huynh khi con trở lại trường ngày rét buốt

Thiều Trang |

Trẻ được đến trường là mong ước của nhiều bậc phụ huynh sau nhiều tháng nghỉ dịch. Bên cạnh niềm vui, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ lo lắng về việc bảo đảm tâm sinh lý và sức khỏe cho trẻ trở lại trường trong thời tiết rét đậm.

Trẻ khó thích nghi với thời khóa biểu mới

Theo quyết định của UBND TP.Hà Nội, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 ở địa bàn có dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 trở lại trường học trực tiếp từ ngày 8.2. Ngoài ra, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại 18 huyện, thị ngoại thành cũng sẽ học trực tiếp từ 10.2 theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Trước ngày đưa con trở lại trường, chị Nguyễn Mai Hiền - phụ huynh học sinh lớp 7 tại Thanh Trì (Hà Nội) bày tỏ sự lo lắng về thời gian biểu cũng như giờ giấc sinh hoạt của con. Dù rất cố gắng sắp xếp, tạo dựng thói quen cho con nhiều ngày gần đây nhưng con vẫn chưa bắt nhịp được việc phải dậy sớm để đến trường học trong tiết trời rét đậm như hiện nay.

"Học online trong nhiều tháng liên tiếp khiến giờ giấc bị đảo lộn, hơn nữa con vừa trải qua kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 nên vẫn chưa ổn định tâm lý trở lại trường. Đặc biệt, thời tiết Hà Nội gần đây rét đậm nên việc gọi con dậy vào buổi sáng thực sự khó khăn" - chị Hiền chia sẻ.

Bày tỏ sự vui mừng và phấn khởi khi học sinh chuẩn bị được đến trường, chị Lê Tuyết Mai - phụ huynh học sinh lớp 2 tại Đan Phượng (Hà Nội) cho biết, tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay đang được kiểm soát, nhà trường có nhiều biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nên phụ huynh yên tâm hơn.

Tuy nhiên, điều chị Mai lo lắng nhất là làm thế nào để "sốc" lại tinh thần của con, giúp con làm quen với thời khóa biểu mới, đặc biệt là bắt nhịp với việc dậy sớm để đến trường.

Giúp phụ huynh cởi bỏ nỗi lo

Cô Lê Thị Oanh - giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình - Hà Nội) cho biết, sau 1 học kỳ học trực tuyến, nhiều học sinh đã quen với việc ngủ dậy muộn, giờ giấc bị đảo lộn. Vì vậy, phụ huynh nên đồng hành cùng con, tạo lập các thói quen mới để thích ứng với việc học trực tiếp.

Bên cạnh đó, để động viên học sinh, trong buổi học đầu tiên, giáo viên sẽ chia sẻ cảm xúc, trò chuyện với các con, cùng nhau tháo gỡ vướng mắc trong thời gian học online, đồng thời phổ biến các nội quy của môn học trong thời gian học trực tiếp. Ngoài ra, nhắc nhở các con đi học đúng giờ, chuẩn bị đồng phục, đồng thời giữ gìn sức khỏe, tuân thủ 5K và bảo đảm sức khỏe khi đến trường.

Dành lời khuyên cho phụ huynh và học sinh, bác sĩ Lê Xuân Thắng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - cho biết, nhiệt độ càng xuống thấp càng nguy hiểm cho cơ thể con người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Vì vậy, đến trường trong thời tiết giá rét, học sinh cần giữ ấm bằng cách mặc đủ ấm, chuẩn bị khăn, mũ đội đầu, tất tay tất chân, khẩu trang. Ngoài ra, sử dụng kính chắn giọt bắn cũng giúp cản gió khi di chuyển. Đến lớp nên hạn chế mở cửa để tránh gió lùa, đồng thời tránh các hoạt động ngoài trời.

Về ăn uống, các con học sinh nên uống nước đủ ấm, ăn chín uống sôi và giữ năng lượng cho mình. Ngoài ra, nên bổ sung các loại vitamin, ăn thêm hoa quả để tăng sức đề kháng.

Đặc biệt, để các con bắt nhịp với thời khóa biểu mới, giúp các con dậy đúng giờ, bác sĩ Thắng khuyên phụ huynh nên đồng hành cùng con trẻ thiết lập lại giờ giấc.

"Giai đoạn này được gọi vui là giai đoạn "dính bánh chưng" vì các con vừa trải qua kỳ nghỉ Tết và thời tiết cũng rất lạnh. Vì vậy, để bắt nhịp với thời khóa biểu học trực tiếp, các con cần đi ngủ sớm, tránh học khuya, thức khuya để bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần tạo thói quen cho con, giúp các con tự lập, ngủ đúng giấc, dậy đúng giờ. Để làm được điều này, cha mẹ cần đồng hành cùng con ngay từ ngày đầu, vận động con ngồi dậy, mở chăn và mặc quần áo ấm, làm quen với nhiệt độ trong phòng, sau đó vệ sinh cá nhân và đến trường đúng giờ" - bác sĩ Thắng đưa ra lời khuyên.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Học sinh Cần Thơ phấn khởi ngày đầu trở lại trường học tập

BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Sau hơn 8 tháng phải học tập online để phòng chống dịch COVID-19, ngày 7.2 học sinh toàn TP đã chính thức trở lại trường học trực tiếp. Vui vẻ, hào hứng xen lẫn chút lo lắng là tâm lý chung của các em học sinh trong ngày đầu tiên trở lại trường.

17 triệu học sinh trở lại trường, an toàn là trên hết, trước hết

Nhóm Phóng viên |

Từ ngày 7.2, khoảng 17 triệu học sinh trên cả nước sẽ trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài học online. Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, 63/63 tỉnh thành đã chuẩn bị các giải pháp và kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường an toàn.

Phụ huynh gấp rút rèn nền nếp, sẵn sàng cho con trở lại trường học

Thiều Trang - Tường Vân |

Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, phụ huynh cần đồng hành cùng học sinh, giúp các con làm quen với nền nếp mới, sẵn sàng trở lại trường học sau thời gian dài học trực tuyến.

Chốt phương án tái định cư cho Làng Nủ sau thiên tai

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Khu tái định cư này trước mắt dự kiến bố trí 40 ngôi nhà cho 40 gia đình Làng Nủ bị thiệt hại trong trận lũ quét, sạt lở đất vừa qua.

Hà Nội có hơn 40 điểm ngập sau trận mưa sáng 16.9

KHÁNH AN |

Trận mưa lớn đêm 15.9, rạng sáng 16.9 khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Nội ngập úng nặng.

Hầm xe ngập trong biển nước, hàng chục xe máy suýt "chết đuối"

Việt Anh |

May mắn kịp dậy lúc nửa đêm, cư dân tại một chung cư mini trên phố Cự Lộc (Thanh Xuân, Hà Nội) đã cứu được hàng chục xe máy trước khi hầm xe ngập hoàn toàn.

Các điểm du lịch Quảng Ninh tan hoang sau bão

Thanh Hải |

Là một trong những tỉnh thành phía Bắc bị tàn phá bởi bão số 3 Yagi, Quảng Ninh chịu vô số thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch.

Thông đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đưa hàng cứu trợ đến vùng lũ

Đinh Đại |

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã được thông tuyến, khai thác trở lại để vận chuyển hàng cứu trợ đến người dân vùng lũ.