Học phí phải là rào cản để tránh việc vào đại học trở thành “học đại"

Đặng Chung |

Cho rằng cần phải có sự thay đổi mạnh về tư duy, nhận thức trong vấn đề tự chủ đại học, Đại biểu Lê Quân (đoàn Cà Mau), Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị phải coi học phí đại học là một nguồn đầu tư và thông lệ quốc tế, học phí bao giờ cũng bằng 2 năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.

Quá trình tự chủ còn gây “sốc”

Sáng 25.7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2021.

Là đại biểu công tác trong ngành giáo dục, đại biểu Lê Quân (đoàn Cà Mau) đã dành sự quan tâm của mình đến vấn đề tự chủ đại học.

Đánh giá nhiệm kỳ vừa qua đã đạt được rất nhiều thành công và Chính phủ đã quan tâm, Quốc hội cũng quan tâm đến vấn đề tự chủ, với nhiều đạo luật mới, nhiều nghị định mới ra đời, tuy nhiên theo đại biểu Lê Quân, trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc.

Ông đưa ra 3 vấn đề cần có sự điều chỉnh trong thời gian tới, bởi chỉ khi triển khai tốt vấn đề tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp thì mới có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Đầu tiên, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chủ trương và tư duy của Chính phủ cũng thay đổi và rất nhiều chính sách cũng thay đổi. Chúng ta không còn hiểu là tự chủ đi liền với cắt giảm chi thường xuyên của ngân sách nữa. Tuy vậy, trong quá trình triển khai còn rất lúng túng.

Dù nói chuyển từ chi thường xuyên sang đặt hàng, nhưng việc đặt hàng là vô cùng khó khăn và thiếu hành lang pháp lý.

“Hiện nay, những lĩnh vực như an ninh, quốc phòng hoặc sư phạm thì có thể đặt hàng, đó là những chỉ tiêu cho các khu vực công. Còn lại các khu vực tư, đa phần các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp đặt hàng.

Do đó, trong thời gian qua, có một thực tế, rất nhiều cơ sở đại học chuyển sang tự chủ nhưng không nhận được chi thường xuyên. Đây là một quá trình chúng ta thấy rằng sốc.

Ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp thì đòi hỏi ngân sách của nhà nước phải tăng cao lên hằng năm, chứ không có nghĩa là giảm đi được”- đại biểu Lê Quân nêu thực tế.

Ông kiến nghị Chính phủ trong thời gian tới cần có quan điểm: Chuyển chi thường xuyên của các cơ sở tự chủ sang chi đầu tư. Chúng ta có thể không chi lương, hoàn toàn chi đầu tư để nâng cao chất lượng và thu hút được người học.

Đừng để đại học là “học đại” vì học phí

Vấn đề thứ hai về tự chủ mà đại biểu Lê Quân đề cập đến là chính sách và quan điểm về học phí.

Theo đại biểu, mức học phí hiện nay thấp và thường có quan điểm phải quy định mức trần học phí, tức là mức học phí cao nhất. Tuy nhiên, mức học phí này rất thấp so với kỳ vọng và yêu cầu của cơ sở giáo dục.

Để đảm bảo quyền lợi của người học, ông Lê Quân cho rằng cần có chính sách thật tốt để con em nhà nghèo học giỏi, hoặc là các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng và đảm bảo quyền được học đại học. Mặt khác cũng phải đảm bảo học phí phải là rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học và trở thành “học đại”.

“Chúng ta phải coi học phí đại học là một nguồn đầu tư và thông lệ quốc tế, học phí bao giờ cũng bằng 2 năm tiền lương sau khi tốt nghiệp”- đại biểu Lê Quân cho biết.

Ông cũng kiến nghị cần có chính sách để cơ sở giáo dục không nhất thiết tự chủ hoàn toàn mới được xác định học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật.

Vấn đề thứ ba mà ông Lê Quân đề cập đến là đòi hỏi phải thay đổi về tư duy quản lý. Đại biểu đánh giá, nhiệm kỳ trước đã có những chuyển biến rất tích cực và hệ thống đang chuyển biến tốt thì nhiệm kỳ này cần tiếp tục chuyển biến mạnh hơn.

Tự chủ là làm sao quản lý chất lượng đầu ra và bộ chỉ số để đánh giá được hiệu quả, chất lượng của từng cơ sở.

Tự chủ là để từng cơ sở giải trình về việc mình đóng góp ra sao cho xã hội, chứ tự chủ không nên là đếm số mét vuông, đếm số giáo viên để cho chỉ tiêu tuyển sinh, hay can thiệp quá sâu vào vấn đề chức danh này phải kiêm chức danh kia, hay bắt buộc chủ tịch hội đồng trường phải là cơ hữu, dạy chính quy xong mới được dạy tại chức, dạy đại học xong mới được dạy cao học…

Ông Quân cho rằng những vấn đề này là hạn chế, cần đổi mới tư duy quản lý và cần có những đổi mới chính sách, để đảm bảo cơ sở giáo dục có sự tự chủ về học thuật ở mức cao hơn.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Trường đại học đồng loạt tăng học phí: Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giữ ổn định

Bích Hà |

Từ năm học 2021-2022, nhiều trường đại học áp dụng mức thu học phí tăng mới, thậm chí gấp đôi hiện nay. Trước sự việc này, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có những ý kiến phản hồi.

Tự chủ đại học không có nghĩa là buông lỏng quản lý

Đặng Chung |

Tự chủ đại học là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, góp phần thay đổi, phát triển hệ thống giáo dục đại học. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tự chủ đại học không có nghĩa là buông lỏng quản lý. Tự chủ phải được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật, theo những quy chế công khai cho toàn xã hội giám sát.

4 vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ trong tự chủ đại học

Đặng Chung |

Theo Uỷ viên Bộ Chính Trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, vấn đề tự chủ đại học được đặt ra từ năm 1998, tuy nhiên khi triển khai trong thực tế đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung tháo gỡ.

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ

phóng viên |

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Bão số 3 ảnh hưởng thế nào đến đường dây 500kV

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, bão số 3 (Yagi) đã gây ra một số sự cố lưới điện 500kV, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng.

"Check VAR" lòi hồ sơ phông bạt những người làm màu

Tiến Nguyễn |

Sau công bố sao kê tiền ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cộng đồng mạng đã "check VAR", từ đó lòi hồ sơ những người thích làm màu.

Thêm 3 người thoát nạn vụ lở núi ở Làng Nủ, Lào Cai

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng ghi nhận thêm nhiều người tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) trở về an toàn.

Shark Bình lên tiếng về khoản ủng hộ 500 triệu chưa được sao kê

Thùy Trang |

Shark Bình khẳng định, anh và gia đình đã ủng hộ số tiền 500 triệu đồng thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.