Mời nghệ nhân cồng chiêng vào trường dạy học sinh biểu diễn

THANH TUẤN |

Gia Lai – Trước nguy cơ mai một và mất dần sự linh thiêng, hồn cốt của văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, nhiều trường học ở Gia Lai, Kon Tum đã quyết định đưa cồng chiêng vào giảng dạy, lớp học ngoại khoá…

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 25.11.2005.

Trong các lễ hội quan trọng của người dân Tây Nguyên như lễ tạ ơn rìu rựa, lễ tắm lúa, lễ cúng bến nước, lễ phơi rẫy, lễ xuống giống… người dân bản địa sử dụng cồng chiêng để thể hiện niềm vui hân hoan cũng như vẻ đẹp linh thiêng, văn hoá đặc sắc.

Học sinh huyện Chư Păh biểu diễn cồng chiêng tại lễ hội. Ảnh Thanh Tuấn
Học sinh huyện Chư Păh biểu diễn cồng chiêng tại lễ hội. Ảnh: Thanh Tuấn

Tuy nhiên, hiện nay người trẻ, những chủ nhân của di sản văn hoá thường không mấy mặn mà với văn hoá cồng chiêng, cách đánh chiêng, diễn tấu chiêng chưa bài bản, đúng chuẩn với truyền thống cha ông để lại. Có hiện tượng dùng cồng chiêng để múa hát, mua vui cho thực khách ngoài các lễ hội truyền thống…

Lo ngại nét văn hoá bị biến đổi, mai một, nhiều trường học tại các huyện như Đăk Đoa, Ia Pa, huyện Chư Păh, Ia Grai (Gia Lai)… và một số nơi tại tỉnh Kon Tum đã đưa cồng chiêng vào lớp học, giờ học ngoại khoá.

Ông Nguyễn Trọng Vinh - Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Păh cho biết, trường đã mời các nghệ nhân giỏi về truyền dạy và hình thành đội chiêng với các thành viên nòng cốt. Các em tấu diễn cồng chiêng tốt, bài bản sẽ có nhiệm vụ truyền đạt cho những học sinh khóa sau.

“Tiếng cồng chiêng của người Ba Na, Jrai sẽ giúp các em yêu thêm văn hoá bản địa, tự hào và giữ gìn bản sắc vốn có”, thầy Vinh nói. 

Tại lễ hội Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya mới đây, hàng trăm em học sinh Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Păh đã biểu diễn cồng chiêng độc đáo bên mái nhà rông, thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem.

Các bài nhạc như: “Chư Păh chiến thắng”, “Mừng Tây Nguyên vào mùa”, “Mừng lúa mới”… thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và tình người cao nguyên.

Còn tại tỉnh Kon Tum, một số trường học trên địa bàn thành phố cũng mời các nghệ nhân nhiều năm tuổi, có kinh nghiệm về truyền dạy đánh cồng chiêng cho học sinh.

Tiếng cồng chiêng rộn rã, vui tươi, ngân vang giữa các làng bản, thôn xóm có sự khác nhau tạo nên sự đa dạng của văn hoá.

Nghệ nhân có kinh nghiệm dạy sửa chiêng, đánh chiêng, nhịp điệu cho học sinh Kon Tum. Ảnh Thanh Tuấn
Nghệ nhân có kinh nghiệm dạy sửa chiêng, đánh chiêng, nhịp điệu cho học sinh Kon Tum. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Đinh Thế Hùng - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Phùng Khắc Khoan (xã Ia Chim, TP Kon Tum) cho biết, toàn trường có 382 em học sinh, 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai. Bên cạnh các tiết học văn hoá trên lớp thì nhà trường còn lồng ghép việc dạy cồng chiêng cho các em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số.

Các em vui say, thoải mái với điệu cồng chiêng sau giờ học. Nhiều em trở thành “nghệ sĩ” nhí thường được mời biển diễn tại các lễ hội văn hoá trên địa bàn.  

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Giữ tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm cho buôn làng

Phan Tuấn |

Bon Pi Nao, ở xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông có hơn 95% dân số là đồng bào M’nông. Điều đáng tự hào nhất là nhiều người dân nơi đây đã giữ gìn được tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.

Đắk Lắk mở lớp dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên

Bảo Lâm |

Lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức được một lớp học dạy đánh cồng chiêng cho 30 sinh viên đều là người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt nhất là lớp học này có rất nhiều bạn nữ tham gia, điều này đã vượt ra khỏi sự kiêng kỵ của một số dân tộc.

Trưng bày văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại phố biển Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 27.7, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên xưa và nay” tại TP.Vũng Tàu.

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.