Nghiên cứu cơ sở khoa học quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học

Thu Hà |

Ngày 18.3, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì họp Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài “Cơ sở khoa học của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam”.

Đây là đề tài thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về khoa học giáo dục giai đoạn 2016-2020, do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì thực hiện; PGS.TS Hoàng Minh Sơn là chủ nhiệm đề tài.

Báo cáo về những đóng góp chủ yếu của đề tài, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: Đề tài đã đề xuất bộ tiêu chí, chỉ số định hướng hệ thống và bộ tiêu chí phân loại, phân mức chất lượng cơ sở giáo dục đại học.

Trên cơ sở bộ tiêu chí phân mức chất lượng cơ sở giáo dục đại học đề xuất, nhóm nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và bản demo quy hoạch. Cùng với đó, đề xuất phần mềm phân cụm, phân mức chất lượng cơ sở giáo dục đại học và thuật toán phân nhóm hay phân cụm các cơ sở giáo dục đại học.

Đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả của đề tài.

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm từ các nước và phương án quy hoạch đề xuất và bản demo quy hoạch, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp, cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó, nêu rõ các quan điểm định hướng, mục tiêu, nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể một số cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống.

GS.TS Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, đề tài công phu, phương pháp tiếp cận, thực hiện đề tài phù hợp.

Kết quả lớn nhất, theo GS Đức, là đã đề xuất được phương án quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và bản demo quy hoạch theo 03 kịch bản, chạy mô hình cho 176 cơ sở giáo dục đại học. Kết quả nghiên cứu này cơ bản phù hợp để chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước sử dụng.

GS Nguyễn Đình Đức cũng trao đổi thêm một số gợi ý, trong đó, cần làm rõ hơn tác động của bối cảnh mới với tự chủ đại học và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với quy hoạch. Bên cạnh quy hoạch mạng lưới theo khu vực địa lý, đề tài nên bổ sung quy hoạch theo lĩnh vực. Đồng thời, cần cập nhật hóa thông tin và số liệu thống kê để đảm bảo tính thuyết phục, khoa học.

Đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đề tài có nhiều sản phẩm tốt, cách tiếp cận hiện đại và định tính các lập luận cao.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại cuộc họp.

Để tiếp tục hoàn thiện đề tài, bảo đảm tính khoa học, thiết thực, khả thi, hiệu quả, Bộ trưởng lưu ý nhóm nghiên cứu cần đưa ra các luận cứ, kiến giải rõ ràng, thuyết phục, khoa học. Cách đặt vấn đề về đại học định hướng nghiên cứu, đại học định hướng ứng dụng cũng cần linh hoạt, tôn trọng tự chủ của nhà trường.

Đặc biệt, theo Bộ trưởng, đề tài cần có định hướng mở rộng đại học tư thục, đại học có vốn đầu tư của nước ngoài với mô hình đại học của tương lai, như khu đại học, hoặc đại học thông minh, đại học số,… Quy hoạch cũng cần quan tâm triển khai theo không gian, khu đại học kết hợp với khu đổi mới sáng tạo, công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ, hạ tầng kết nối để thu hút đầu tư và động lực.

Việc lập quy hoạch phải tính đến sứ mạng của đại học đối với cộng đồng, đất nước chứ không phải tính hiệu quả thuần túy; đồng thời, tính đến tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và định hướng kinh tế xã hội đất nước, cũng như làm sâu hơn mối quan hệ với quy hoạch vùng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được công bố qua 4 bài đăng trong kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế; 1 bài đăng trong kỷ yếu hội nghị trong nước (vượt 3 bài) và 3 bài đăng trong tạp chí trong nước (vượt 1 bài). Trong quá trình nghiên cứu, Đề tài đã đào tạo thành công 3 học viên cao học tại Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (vượt 1 học viên so với đăng ký).

Thu Hà
TIN LIÊN QUAN

Lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều thành tựu đột phá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đặng Chung |

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Đây là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng trong nhiều kỳ Đại hội. Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, 5 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành giáo dục đã thực hiện quyết tâm đổi mới, nhiều khó khăn, thách thức đã được vượt qua và thu về nhiều thành tựu.

Nhìn lại ngành Giáo dục và Đào tạo 2020: Những dấu ấn đổi mới

Đặng Chung - Duy Thiên - Thuỳ Linh |

2020 là một năm rất đặc biệt với thầy và trò cả nước. Đại dịch COVID-19 mang đến không ít khó khăn, thách thức, nhưng với nỗ lực, sự quyết tâm, “lực cản mang tên COVID-19” đã được hàng triệu giáo viên, học sinh biến thành động lực để thay đổi và phát triển.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.

181 người chết, 145 người mất tích do ảnh hưởng bão số 3

Khương Duy |

Đến 22h ngày 11.9, có 181 người chết, 145 người mất tích. Số người chết, mất tích do ảnh hưởng cơn bão số 3 hôm qua tăng 126 trường hợp.

Mỹ chỉ trích Israel vì sát hại nhầm một người biểu tình

Bùi Đức |

Nhà Trắng phản ứng trước thông tin Israel vô tình sát hại một người biểu tình quốc tịch Mỹ.