Nhiều nơi áp dụng thẻ xanh, sinh viên ở tỉnh nên được ưu tiên tiêm vaccine

Huyên Nguyễn |

Nếu như các tỉnh, thành phố lớn áp dụng chính sách thẻ xanh, thẻ vàng để nới lỏng giãn cách thì sinh viên đang sinh sống tại nơi khác cần được sớm tiếp cận vaccine để không bị trễ tiến độ học tập.

Sinh viên lo trễ tiến độ học tập 

Những ngày qua, khi Hà Nội và TPHCM - hai thành phố tập trung nhiều trường đại học nhất cả nước - đang triển khai chiến dịch tiêm phủ vaccine diện rộng thì nhiều sinh viên ở tỉnh bắt đầu băn khoăn.

Minh Vũ (Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã chuẩn bị hành trang để trở thành tân sinh viên một trường đại học tại TPHCM. Tuy nhiên, khi đọc tin tức nêu việc nhiều tỉnh thành, đặc biệt là TPHCM chủ trương áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng với người đã tiêm vaccine như một loại "giấy thông hành" khi tham gia các hoạt động, trong đó có học tập, em lại khá lo lắng.

"Em chọn học tại một trường đại học ở TPHCM, do dịch bệnh nên vẫn đang học online. Vì thế, em rất mong sớm được vào TPHCM để có thể trực tiếp đến với giảng đường. Tuy nhiên, điều kiện để đi lại tại đây sắp tới là phải tiêm vaccine thì em chưa được. Trong lớp em, nhiều bạn ở TPHCM nên đã được tiêm rồi" - Vũ chia sẻ.

Sinh viên tại Ký túc xá Bách khoa đi tiêm phòng COVID-19. Ảnh: ĐHBK
Sinh viên tại Ký túc xá Bách Khoa (Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TPHCM) đi tiêm phòng COVID-19. Ảnh: ĐHBK TPHCM

Cùng nỗi lo như vậy, Nguyễn Mạnh Thịnh - sinh viên năm 2, Trường Đại học FPT Hà Nội - cho hay, sinh viên về quê tránh dịch rất mong muốn được trở lại trường bởi khi học online trong thời gian dịch gặp khá nhiều vấn đề như do đường truyền kém, mùa mưa bão thường xuyên bị mất điện, mất mạng hay các sinh viên học ngành kỹ thuật không được thực hành...

"Hiện tại, Hà Nội đã tiêm vaccine diện rộng nhưng em ở quê nên chưa được tiêm. Em chưa rõ sắp tới chính sách trở lại trường như thế nào nhưng chắc chắn sẽ quyết định nhiều từ việc đã tiêm vaccine hay chưa. Điều này cũng gây áp lực tâm lý cho sinh viên chưa được tiêm vaccine" - Thịnh bày tỏ.

Mong địa phương tạo điều kiện

Dưới góc độ trường đại học, ông Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định (TPHCM) - cho biết: "Do dịch bệnh, nhà trường đã đẩy mạnh chất lượng học online và tạo nhiều sân chơi online cho sinh viên để các em dù không đến trường nhưng vẫn cảm nhận được không khí lớp học.

Tuy vậy, xét ở góc độ nào đó, việc học tập trực tiếp tại trường sẽ giúp sinh viên trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách toàn diện hơn. Do đó, nếu sắp tới, TPHCM thực hiện nới lỏng giãn cách, nhà trường cũng sẽ cân nhắc việc mở cửa lại trường học. Rất mong địa phương tạo điều kiện cho sinh viên sớm được tiêm vaccine".

Ông Chung cho hay, nhà trường đang tính đến phương án nếu được trở lại hoạt động thì sẽ đón sinh viên đã tiêm vaccine đến trường trước, những em chưa đủ điều kiện sẽ tiếp tục học online như hiện nay. Như vậy, mô hình có thể là kết hợp cả offline và online.

"Nhà trường đưa ra nhiều phương án nhưng quan trọng vẫn phụ thuộc vào chính sách của TPHCM và tiến độ tiêm vaccine của các tỉnh. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra phương án hài hoà nhất cho các em sinh viên. Tuy nhiên, không quá chậm trễ nếu được phép mở cửa trường học" - ông Chung chia sẻ.

Ưu tiên sinh viên nhập học ngoài tỉnh 

Hiện tại, theo ghi nhận của Lao Động, đã có tỉnh ưu tiên chính sách tiêm vaccine cho đối tượng sinh viên.

Tại Bình Thuận, cùng với lực lượng giáo viên, các nhóm đối tượng ưu tiên được mở rộng tiếp theo trong thời gian tới còn có học sinh, sinh viên chuẩn bị nhập học ở các trường ngoài tỉnh, đi du học, người dân tại các khu vực có dịch và các nhóm đối tượng khác.

Trong Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn TP.Hải Phòng sẽ ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế.

Trong nhóm ưu tiên này, có đề cập tới đối tượng giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sĩ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

Theo Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ Y tế về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 - 2022, trong đó, từ ngày 1.7, có 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vaccine COVID-19. Trong đó, nhóm thứ 8 bao gồm: Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá… thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Khó sửa thông tin tiêm vaccine trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19

Huyên Nguyễn |

Nhiều người dù đã thao tác tới 5-6 lần vẫn không thể gửi điều chỉnh thông tin tiêm vaccine trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.

TPHCM mở chiến dịch tiêm chủng cao điểm hơn 1,8 triệu liều vaccine COVID-19

Huyên Nguyễn |

TPHCM tổ chức chiến dịch tiêm chủng cao điểm vaccine COVID-19 tại TPHCM với mục tiêu đến hết 15.9, thực hiện hơn 1.806.000 liều vaccine cho người dân.

Hướng dẫn mới trong điều chỉnh thông tin tiêm vaccine COVID-19 ở TPHCM

Huyên Nguyễn |

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết đã đóng kênh tiếp nhận qua đường link (đã thông báo trước đó) và nhận thông tin điều chỉnh qua Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.