Nữ Giáo sư của những chương trình đào tạo lần đầu có ở Việt Nam

THÀNH TRUNG |

Với những đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, GS-TS-Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội - đã vinh dự nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019.

Những chương trình đào tạo lần đầu có ở Việt Nam

Trao đổi với Lao Động, GS -TS Lộc cho rằng, ngoài những công trình nghiên cứu thành công thì chính những chương trình đào tạo mà bà cùng các đồng nghiệp xây dựng đã giúp bà được nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019.

Đầu tiên phải kể đến mô hình đào tạo giáo viên nối tiếp lần đầu tiên có ở Việt Nam. Mô hình này hay ở chỗ, các sinh viên khi thấy ngành học không phù hợp có thể chuyển sang ngành khác và các sinh viên ở các ngành học khác nếu thấy phù hợp với sư phạm thì có thể chuyển sang học nối tiếp sư phạm để trở thành giáo viên.

Theo GS-TS Lộc, mô hình đào tạo này rất linh hoạt, giúp phát huy được tiềm năng của sinh viên để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, lâu dài. Đồng thời cũng giải quyết được việc thừa, thiếu giáo viên, từ đó có thể phân luồng, điều tiết được lượng giáo viên.

Thêm một sáng kiến nữa của nữ giáo sư là việc nghiên cứu, mở chuyên ngành tâm lý học lâm sàng của trẻ em và vị thành niên, đào tạo trình độ thạc sĩ. Khi kết hợp với Mỹ, Australia và một số nước khác để nghiên cứu thực trạng về rối nhiễu tâm lý của trẻ em Việt Nam - hay là nói chính xác là “sức khoẻ tâm thần” của trẻ em Việt thì phát hiện tỉ lệ trẻ em có vấn đề về sức khoẻ tâm tâm thần “là không nhỏ”.

Chính vì vậy, GS-TS Lộc đã cùng các đồng nghiệp quyết tâm mở ngành đào tạo này tại Trường Đại học Giáo dục ĐHQG Hà Nội từ năm 2009, để giúp trẻ em Việt Nam, các thầy cô, các bậc cha mẹ phòng ngừa dối nhiễu tâm lý không đáng có ở trẻ và có tác động kịp thời để tránh những dỗi nhiễu trên trở thành bệnh lý.

Theo nữ giáo sư, đây là một chuyên ngành mới và đào tạo rất khó. Nhưng chính nó đã tạo ra những chuyên gia lâm sàng về tâm lý trẻ em và vị thành niên, những chuyên gia này sau “rất đắt khách”, nhiều người vào làm việc tại các bệnh viện, các trường tư hoặc mở các trung tâm tư vấn tâm lý nếu đủ điều kiện. Sáng kiến tiếp nữa, chính là việc mở chương trình đào tạo chuyên gia về tư vấn hướng nghiệp.

“Cả 3 chương trình đào tạo trên đều phải trải qua một quá trình nghiên cứu kéo dài trong nhiều năm, vừa xây dựng, vừa thử nghiệm và đặc biệt đều phải liên kết với nước ngoài để thực hiện” - GS Lộc nói.

Vì sao lại là Đại học Giáo dục?

Chủ nhân của Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019 chia sẻ, vì là nữ, lại là nữ lãnh đạo, bà gặp không ít khó khăn trong suốt quá trình bảo vệ Đề án thành lập trường Đại học Giáo dục.

Năm 1999, nguyên Giám đốc ĐHQG khi đó là Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo đã mời bà về ĐHQG khi bà đang là Phó hiệu trưởng Trường đào tạo cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước đấy, ĐHQG đã có trường Sư phạm, sau tách ra là trường ĐH Sự phạm Hà Nội, nên việc thành lập thêm một trường sư phạm đào tạo ra những giáo viên theo kiểu truyền thống là không cần thiết. Cho nên, nữ GS nhất quyết không chịu thành lập thêm một ĐH Sư phạm truyền thống, bà muốn lập ra một trường ĐH đào tạo ra “những người thầy của tương lai”, những người gây ảnh hưởng, tác động tới nhân cách, đến vấn đề phát triển của người khác.

Chính quan điểm mới này đã khiến bà gặp không ít khó khăn trên con đường thành lập ra trường. Khó khăn vì trường sư phạm truyền thống “luôn là một đối thủ lớn” và nhiều người không hiểu tại sao phải là ĐH Giáo dục.

“Khi đó đang khủng hoảng thừa giáo viên, các trường sư phạm mở ra quá nhiều, thậm chí các trường không phải sư phạm cũng đào tạo giáo viên, thế thì không nên thành lập thêm các trường sư phạm nữa, mà nhu cầu chúng ta đang thiếu các nhà giáo dục và các chuyên ngành mới về khoa học giáo dục, nên nhất quyết nó phải là ĐH Giáo dục chứ không phải trường sư phạm” - GS-TS Lộc nói. Chính từ đó, bà quyết tâm bảo vệ quan điểm của mình trước những ý kiến phản đối.

GS-TS Lộc cho biết, với quyết tâm của mình và được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bà đã đưa Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia phát triển và có chỗ đứng vững chắc như ngày nay.

THÀNH TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Gần 500 đoàn viên tham gia hội diễn văn nghệ tôn vinh phụ nữ Việt Nam

P.Linh |

Đã thành “điểm hẹn” hội diễn văn nghệ cán bộ công nhân viên làm việc trong ngành Yến Sào Khánh Hòa được tổ chức vào dịp kỉ niệm ngày thành lập phụ nữ Việt Nam. Không chỉ là sân chơi để chị em cất cao lời ca tiếng hát mà còn là dịp để tri ân những người phụ nữ có nhiều đóng góp cho ngành nghề.

Tôn vinh phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

KIM ANH |

Gần 300 tư liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu về phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc được giới thiệu tại triển lãm chuyên đề khai mạc ngày 15.10 do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức.

Sắp trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019

Thành Trung |

Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2019 sẽ được tổ chức vào sáng mai, ngày 15.10.2019, tại Hà Nội.

Đề xuất một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo chí

ANH HUY |

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đề nghị một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Dân nói bị tai nạn do dự án rào chắn sơ sài?

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Đơn vị thi công nói gì về Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng (TP Huế) che chắn sơ sài, đã có nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra.

Lý do bà chủ Xuyên Việt Oil chiếm dụng được 219 tỉ đồng

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil bị cáo buộc không nộp 219 tỉ đồng tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cho Nhà nước.