Nữ sinh Quảng Trị che bạt trên đồi, tìm sóng 3G để học trực tuyến

HƯNG THƠ |

Gia đình ở vùng núi, sóng điện thoại yếu nên 2 nữ sinh phải đi lên đồi, chọn địa điểm có sóng để cắm chốt học trực tuyến.

Lên đồi tìm sóng điện thoại

Nhà của nữ sinh Hồ Thị Tăm, lớp 12B6, Trường THPT Đakrông ở thôn Khe Ngài (xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) chỉ cách Trường THPT Đakrông khoảng 4km, nhưng việc đi lại khá khó khăn vì phải sang sông. Ở nơi Tăm ở, sóng điện thoại rất yếu, chập chờn, nên khoảng 2 tuần nay, khi trường triển khai dạy học trực tuyến vì dịch COVID-19, việc học của Tăm gặp khó khăn.

Nhà ở nơi trũng, bao quanh là những ngọn đồi, nên khi ở trong nhà thì không có sóng 3G. Khi đến buổi học trực tuyến, Tăm đến nhà của Hồ Thị Sương (lớp 12B2, Trường THPT Đakrông) ở cạnh đấy, nhưng cũng không bắt được sóng. Cầm chiếc điện thoại đã cũ, 2 nữ sinh đi dò, đến quả đồi cách nhà mấy chục mét thì sóng ổn. Vào mạng học được, nên các em đánh dấu vị trí địa điểm có sóng, và ngày nào cũng lên đấy ngồi học.

Địa điểm có sóng 4G được Tăm và Sương chọn để học trực tuyến. Ảnh: Thúy Chi.
Địa điểm có sóng 3G được Tăm và Sương chọn để học trực tuyến. Ảnh: Thúy Chi.

Mấy hôm đầu, trời nắng nóng, học giữa trời nên Tăm bị cảm. Mấy hôm sau đó thì trời lại mưa, nên bố mẹ Tăm và Sương chặt mấy cây tràm chôn xuống đất, lấy tấm bạt phủ lên trên. Bây giờ, từ thứ 2 đến thứ 6, vào giờ học theo lịch, Tăm và Sương ôm cặp lên đồi, ở đó có chiếc loa cũ làm bàn và tấm bạt che mưa che nắng. Đặt điện thoại đúng điểm đánh dấu, 2 em vào học trực tuyến, chăm chú lắng nghe, ghi chép cùng các bạn.

Cô giáo Lê Nguyễn Thúy Chi (chủ nhiệm lớp 12B6) cho biết, Tăm học ngoan, là học sinh khá. “Lúc học trực tuyến, xem hình ảnh thì thấy Tăm không ngồi ở trong nhà. Hỏi mới biết em lên đồi học mới có sóng điện thoại, thấy thương em quá. Ở lớp, có nhiều em học sinh người đồng bào thiểu số còn không có điện thoại để học” – cô giáo Chi, cho hay.

Nghỉ học lên rẫy kiếm tiền mua sim 3G

Thầy giáo Nguyễn Phương Nam – Bí thư Đoàn Trường THPT Đakrông cho hay, khi triển khai học trực tuyến, bữa đầu tiên Tăm nghỉ học. Hỏi sao lại nghỉ, Tăm kể không có tiền mua sim 3G. “Em ấy bỏ học 1 ngày để lên rẫy kiếm tiền mua sim 3G. Thấy nhiều trường hợp khó khăn, nên chúng tôi đang tìm cách hỗ trợ” – thầy giáo Nam, nói.

Do ở xa trung tâm, nằm giữa núi đồi nên sóng điện thoại yếu, ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của học sinh miền núi. Ảnh: Thúy Chi.
Do ở xa trung tâm, nằm giữa núi đồi nên sóng điện thoại yếu, ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của học sinh miền núi. Ảnh: Thúy Chi.

Theo thầy Lê Chí Thông - Hiệu trưởng Trường THPT Đakrông, nhà trường đã tổ chức dạy học qua internet cho học sinh toàn trường theo thời khóa biểu, bắt đầu từ ngày 26.3. Tuy nhiên, nhiều học sinh không có điện thoại smartphone, hoặc có thì kết nối được internet cũng ít. Riêng đối với khối 12, trong số 225 học sinh có 65% có điện thoại smartphone nhưng chỉ có 52% số học sinh kết nối mạng internet.

Trước tình trạng này, nhà trường đã liên hệ với chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh để tuyên truyền vận động hỗ trợ thiết bị cho các em có điều kiện tốt nhất để học tập. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn nên số lượng học sinh có thêm thiết bị kết nối được internet còn hạn chế. Bên cạnh đó, do địa hình hiểm trở, nên nhiều học sinh có điện thoại smartphone nhưng không kết nối được với mạng di động. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch tổ chức dạy học qua internet của nhà trường.

“Để giúp các em có thêm điều kiện tham gia học qua internet và truyền hình, nhà trường đã phát động quyên góp để tặng sim 3G, điện thoại cho những học sinh có hoàn hoàn cảnh khó khăn. Hiện số tiền đóng góp mới được 2 triệu đồng” – thầy giáo Thông cho biết.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Đại học Phú Xuân hỗ trợ sinh viên 2 triệu đồng mua máy tính học trực tuyến

HUYÊN NGUYỄN |

Trường Đại học Phú Xuân (Huế) sẽ dừng triển khai việc đào tạo tập trung tại trường cho đến hết 31.8, thay bằng hình thức học online. Mỗi sinh viên sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng để mua máy tính.

Sẽ đảm bảo quyền lợi cho học sinh không thể tham gia lớp học trực tuyến

Đặng Chung |

Trong thời gian tới, ngành giáo dục thủ đô đặt mục tiêu 100% trường học tổ chức dạy học trực tuyến; 100% giáo viên có khả năng sử dụng, soạn giáo án, tổ chức dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó cũng sẽ có giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho những học sinh không có điều kiện tham gia những lớp học trực tuyến này.

Thái Bình là 1 trong 5 tỉnh trên cả nước thí điểm dạy học trực tuyến

Khánh Linh |

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình, cùng với TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Yên Bái, Thái Bình là một trong năm tỉnh trên cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn để thí điểm dạy và học trực tuyến cho học sinh.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.