PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Nhiều nội dung môn Ngữ văn bị lặp, cần tinh giản

Minh Thu - Bích Hà |

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Trưởng tiểu ban rà soát tinh giản nội dung chương trình môn Ngữ văn - cho biết, việc tinh giản các nội dung dạy học xuất phát từ bối cảnh học sinh phải nghỉ học dài ngày vì dịch bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để lược bớt những nội dung trùng lặp, không cần thiết.

3 hình thức tinh giản môn Ngữ văn

Là một trong những thành viên thực hiện tinh giản nội dung chương trình môn Ngữ văn, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho biết, việc chỉnh lí, tinh giản, hướng dẫn điều chỉnh chương trình môn học này trong nhà trường phổ thông các cấp đã được Bộ GDĐT thực hiện nhiều lần. Lần này, xuất phát từ bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp, học sinh phải nghỉ học quá dài nhằm đảm bảo an toàn.

Giải thích về 3 hình thức tinh giản được thực hiện với môn Ngữ văn, PGS Đỗ Ngọc Thống cho biết, những phần “Không dạy” là nội dung tiếng Việt, tập làm văn mang tính lí thuyết được giảm hẳn không thực hiện trên lớp.

Còn hình thức “Khuyến khích học sinh tự đọc” nghĩa là không dạy trên lớp, nhưng giáo viên nên khuyến khích học sinh đọc thêm, thường là các văn bản đọc hiểu (truyện, thơ, kí , kịch...).

Đáng chú ý là yêu cầu “Tự học có hướng dẫn”. Đây là một số nội dung giáo viên hướng dẫn học sinh tự học trên lớp. Hình thức này bao gồm hướng dẫn tích hợp, kết hợp các bài có cùng nội dung và giảm nội dung trong 1 bài để giảm thời lượng.

 

Theo PGS Đỗ Ngọc Thống, việc giảm nhẹ chương trình, bớt các nội dung không ảnh hướng lớn đến mục tiêu môn học là dạy cách đọc, đọc hiểu và cách viết, cách tạo lập văn bản.

Yêu cầu của dạy học phát triển năng lực hướng tới dạy cho học sinh cách đọc hiểu văn bản theo thể loại, vì thế giáo viên khá giỏi có thể tổ chức dạy đọc hiểu theo chuyên đề thể loại như: Dạy cụm truyện, thơ, kí, kịch bản văn học, văn nghị luận... Ở mỗi cụm, không cần thiết phải dạy nhiều văn bản mà tập trung dạy kĩ một vài văn bản, sau đó hướng dẫn cho học sinh thực hành đọc hiểu các văn bản tương tự cùng thể loại.

Theo cách này, giáo viên sẽ bớt được một lượng thời gian đáng kể, mà lại thực hiện được yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực, học sinh phải đọc trực tiếp văn bản và thực hành là chính.

Cơ hội để tinh giản nội dung trùng lặp

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cũng cho rằng, ngoài yếu tố do dịch bệnh, dịp này cũng là cơ hội để rà soát phát triển chương trình, kết hợp xem xét, tinh giản nội dung chưa hợp lí hoặc trùng lặp; những nội dung không tập trung cho phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

Ông lấy ví dụ, bài “Các thành phần chính của câu” (Lớp 6) đã học nhiều ở cấp tiểu học. Bài “Thực hành về hàm ý” (Lớp 12) đã học khá kĩ ở lớp 9. Việc lược bớt những nội dung này sẽ tiết kiệm được thời gian học trên lớp của học sinh.

Ngoài ra, rất nhiều bài lí thuyết về làm văn các lớp trùng lặp về nội dung và yêu cầu. Ví dụ “Văn thuyết minh” đã học rất kĩ ở lớp 8 và lớp 9 nhưng đến lớp 10 học lặp lại khá nhiều, dùng tới 7 bài của lí thuyết lẫn thực hành ở đầu học kì 2. Cùng loại này là bài về tác giả Nguyễn Du đã học kĩ ở lớp 9, nên lên lớp 10 lặp lại các thông tin về tác giả này là không cần thiết.

Cũng theo Trưởng tiểu ban rà soát tinh giản nội dung chương trình môn Ngữ văn, một số nội dung học sinh hoàn toàn có thể tự học và không ảnh hưởng nhiều đến yêu cầu chính (đọc hiểu và viết) là các nội dung địa phương về văn học, tiếng Việt và làm văn ở tất cả các lớp. Nội dung này đều có thể giảm nhẹ bằng cách chuyển sang yêu cầu học sinh tự học, tự thực hiện.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cũng cho hay, do chương trình hiện hành (2006) được thiết kế theo cấu trúc đồng tâm nâng cao dần (xoáy ốc) nên nhiều đề tài, chủ đề, nội dung và hình thức thể loại, kiểu văn bản và hệ thống các kĩ năng (đọc và viết) được lặp lại khá nhiều.

Vì thế việc giảm nhẹ, tinh giản một số nội dung gần nhau và các kĩ năng cơ bản không ảnh hưởng lớn đến yêu cầu của kết quả đầu ra và cũng không ảnh hưởng tới tính hệ thống của chương trình.

Minh Thu - Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT đã giảm kịch khung nội dung dạy học trong điều kiện có thể

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019-2020 đối với các cấp học phổ thông, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19. Báo Lao Động xin đăng tải ý kiến của PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GDĐT), thông tin thêm về việc tinh giản nội dung dạy học, cũng như hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện, đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch năm học đã điều chỉnh.

Hàng loạt trường đại học giảm học phí cho sinh viên trong mùa dịch COVID-19

Đặng Chung |

Trước việc dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập của đông đảo người lao động, trong đó có phụ huynh, nhiều trường đại học đã quyết định giảm học phí, chia sẻ với người học và gia đình trong mùa dịch COVID-19.

Chi tiết nội dung chương trình được giảm tải vì học sinh nghỉ học dài ngày

Đặng Chung |

Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19, để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở thực hiện giảm tải nội dung dạy học. Các nội dung đã tinh giản sẽ không tổ chức kiểm tra và đánh giá với học sinh.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Giá nhà có thể giảm khi đánh thuế bất động sản thứ hai?

Linh Trang - Vũ Linh |

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai của Bộ Xây dựng đang nhận được nhiều sự quan tâm.

Chiêm ngưỡng cây đa hơn 3 thế kỉ trong sân đình cổ Hải Phòng

Mai Dung |

Hải Phòng - Gần 340 năm tồn tại, cây đa ở sân đình Tiểu Trà (quận Dương Kinh, Hải Phòng) vẫn 4 mùa xanh tốt, "che chở" cho biết bao thế hệ người dân nơi đây.

Thời điểm Quân khu 7 tiếp nhận các đơn vị thuộc Quân đoàn 4

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 23.9 - 27.9, các cơ quan đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều sĩ quan quân đội và Quân khu 7 chuẩn bị tiếp nhận các đơn vị thuộc Quân đoàn 4.

Hơn 200 tỉ phú đến Hạ Long, nhiều người đi bằng du thuyền

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hàng trăm tỉ phú sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1.2025, trong đó nhiều người sẽ đến Hạ Long bằng siêu du thuyền.

Bộ GDĐT đã giảm kịch khung nội dung dạy học trong điều kiện có thể

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019-2020 đối với các cấp học phổ thông, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19. Báo Lao Động xin đăng tải ý kiến của PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GDĐT), thông tin thêm về việc tinh giản nội dung dạy học, cũng như hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện, đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch năm học đã điều chỉnh.

Hàng loạt trường đại học giảm học phí cho sinh viên trong mùa dịch COVID-19

Đặng Chung |

Trước việc dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập của đông đảo người lao động, trong đó có phụ huynh, nhiều trường đại học đã quyết định giảm học phí, chia sẻ với người học và gia đình trong mùa dịch COVID-19.

Chi tiết nội dung chương trình được giảm tải vì học sinh nghỉ học dài ngày

Đặng Chung |

Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19, để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở thực hiện giảm tải nội dung dạy học. Các nội dung đã tinh giản sẽ không tổ chức kiểm tra và đánh giá với học sinh.