Sách giáo khoa mới sẽ tăng giá bao nhiêu so với sách hiện hành?

Đặng Chung |

Khẳng định giá sách giáo khoa mới chắc chắn sẽ cao hơn giá sách giáo khoa hiện hành, nhưng các nhà xuất bản cũng cho biết sẽ cân đối chi phí, để tính toán mức giá phù hợp với mức sống của đại đa số người dân Việt Nam.

Đang hoàn tất thủ tục để công bố giá sách

Để phục vụ cho việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà xuất bản phải cung cấp thông tin, công bố giá sách giáo khoa lớp 1 trước ngày 15.2.2020.

Giá sách giáo khoa mới cũng là vấn đề đang được cả phụ huynh học sinh và giáo viên quan tâm, bởi đây là mặt hàng có phạm vi ảnh hưởng đến từng gia đình người dân có con em đang độ tuổi đến trường.

“Giá sách giáo khoa mới sẽ tăng bao nhiêu so với sách giáo khoa hiện hành?”, trả lời câu hỏi này, phía các nhà xuất bản đều khẳng định sẽ tăng, nhưng tăng ra sao, cụ thể như thế nào phụ thuộc nhiều yếu tố.

Lý do hiện nay sách giáo khoa thuộc danh mục mặt hàng kê khai giá. Trước khi xem xét điều chỉnh các mức giá phù hợp với những yếu tố biến động của thị trường, đặc biệt là yếu tố đầu vào sản xuất để tác động đến giá thành sản phẩm, đơn vị sản xuất phải lập phương án kê khai giá cho cơ quan quản lý nhà nước. Với mặt hàng sách giáo khoa, chủ thể tiếp nhận là Bộ Tài chính.

Giá sách giáo khoa mới có thể tăng cao hơn so với sách giáo khoa hiện hành. Ảnh: T.L
Giá sách giáo khoa mới có thể tăng cao hơn so với sách giáo khoa hiện hành. Ảnh: T.L

Theo PGS.TS Nguyễn Bá Cường – Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, hiện nhà xuất bản đang làm thủ tục để trình Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục-Đào tạo bảng kê khai giá sách giáo khoa bộ “Cánh diều”. Sau khi được hai Bộ này phê duyệt thì nhà xuất bản mới thực hiện công khai giá sách.

Việc tính giá sách sẽ trên cơ sở nhà xuất bản phải hạch toán, tự cân đối đầy đủ chi phí, giá giấy, công in, vì vậy giá sách có thể sẽ cao hơn. Tuy vậy, nhà xuất bản sẽ tính toán để có mức giá cả hợp lý nhất, phù hợp với mức sống của đại đa số người dân.

Còn theo ông Nguyễn Văn Tùng- Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hiện Nhà xuất bản Giáo dục cũng đang trong quá trình xây dựng, tính toán để giá sách giáo khoa đảm bảo cân đối hài hòa giữa lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và đặt mục tiêu phục vụ xã hội lên trước hết.

Trước đó, nhà xuất bản này đã công bố mảng kinh doanh sách giáo khoa của mình liên tục lỗ trong những năm qua. Cụ thể, năm 2015 lỗ 43,8 tỉ đồng. Năm 2016 lỗ 43,3 tỉ, năm 2017 lỗ 38,14 tỉ đồng; năm 2018 lỗ 50 tỉ đồng. Với các biến động gia tăng của thị trường đã tạo ra khoản lỗ nhất định cho việc xuất bản sách giáo khoa.

Tới đây, thực hiện việc xã hội hóa sách giáo khoa, thì giá sách có thể phải điều chỉnh theo hướng đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp để họ có thể duy trì hoạt động và phù hợp với điều kiện của phần đông người dân Việt Nam.

Giá sách cũng là yếu tố cạnh tranh

Nhận định về biến động của giá sách giáo khoa trong thời gian tới, TS Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – cho rằng, một bộ sách giáo khoa phổ thông tốt phải đáp ứng được đủ các yêu cầu như phải thể hiện đúng chương trình, có chất lượng tốt, hình thức thể hiện tốt; sách dễ sử dụng với cả người dạy, người học, phụ huynh học sinh và giá thành phù hợp với mức độ chi tiêu của đại đa số gia đình học sinh.

Nếu nhà xuất bản nào có bộ sách đáp ứng đủ các điều kiện trên sẽ được nhiều người lựa chọn. Bởi việc thực hiện xã hội hóa sách giáo khoa đã tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa các nhà xuất bản, trong đó có việc cạnh tranh về giá.

Còn theo PGS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - một bộ sách giáo khoa với phụ huynh ở thành thị có thể không phải là vấn đề lớn, song với khu vực nông thôn đây lại là khoản tiền không nhỏ. Nhưng nhà xuất bản không thể cứ chịu thua lỗ.

Để bình ổn giá sách giáo khoa – một mặt hàng đặc biệt-  ông Tình đề xuất Nhà nước cần lưu ý hỗ trợ đầu tư, để đảm bảo mặt hàng này không liên tục phải điều chỉnh giá do các thay đổi của nhiều yếu tố từ thị trường.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Chính thức cho 2 triệu học sinh Hà Nội nghỉ thêm 1 tuần tránh virus Corona

Đặng Chung |

Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội đã chính thức đồng ý cho học sinh trên địa bàn nghỉ thêm 1 tuần (đến hết 16.2.2020) để phòng virus Corona.

Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa vừa ban hành cụ thể như thế nào?

Đặng Chung |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, hiệu trưởng trường phổ thông sẽ được chọn sách giáo khoa.

6 cuốn sách giáo khoa tiếng Anh lớp 1 vừa được Bộ Giáo dục phê duyệt

Đặng Chung |

Có 6 cuốn sách giáo khoa môn tiếng Anh lớp 1 vừa được phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.