Sao lại không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức?

Đặng Chung |

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị giống như bằng đại học chính quy, thông tin này đang vấp phải ý kiến trái chiều từ phía người dân và các chuyên gia giáo dục.

Lo lắng “vàng thau lẫn lộn”

Mới đây, tỉnh Quảng Ngãi đưa ra quy định cán bộ công tác ở các sở, ban ngành của tỉnh này phải “cắp sách” đi học lại… đại học chính quy nếu muốn thăng quan tiến chức. Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình với chủ trương này.

Bởi chất lượng đào tạo giữa hệ chính quy và tại chức ở Việt Nam vẫn là một khoảng cách khá xa, từ đầu vào, thi cử đến đầu ra. Chính vì thế, trước thông tin các trường ĐH sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo và không có sự phân biệt giữa hệ tại chức hay chính quy mà Bộ GDĐT đưa ra mới đây, khiến nhiều người bày tỏ lo lắng.

“Có thực tế, nhiều người học tại chức chỉ đến ghi danh, “nộp tiền’ để qua các kỳ thi. Nếu bằng tại chức và chính quy là như nhau, tôi cảm thấy không công bằng với người học, nhất là con em nông dân, những người không có tiền và quan hệ” – Hồng Hạnh (sinh viên ĐH Thương mại) chia sẻ.

Theo đánh giá của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), việc tiến tới thống nhất văn bằng đại học thể hiện sự tiến bộ, cập nhật xu hướng thế giới. Tuy nhiên, những lo lắng của người dân về việc “vàng thau lẫn lộn” trong việc cấp văn bằng hoàn toàn có cơ sở.

 
TS Lê Viết Khuyến. Ảnh: B.H 

“Ở nước ta lâu nay, chương trình đào tạo giữa chính quy và tại chức có sự khác nhau. Hệ chính quy đầu vào cao, học nghiêm túc hơn. Hệ vừa học vừa làm chương trình học bị cắt xén, đánh giá lỏng lẻo hơn. Tôi nghĩ, khi chất lượng không như nhau chưa thể cấp 1 loại văn bằng” - TS Lê Viết Khuyến chia sẻ.

TS Khuyến cho rằng, việc cần nhất là siết chặt chất lượng đào tạo. Nếu quy định bằng chính quy và tại chức như nhau, trong khi chưa kiểm soát được chất lượng đào tạo sẽ tạo điều kiện cho những người muốn lợi dụng bằng cấp để thăng tiến.

Giá trị không nằm ở tấm bằng

Còn theo quan điểm của GS Huỳnh Mùi – Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thăng Long, việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức không quan trọng bằng việc người tuyển dụng sử dụng văn bằng đó như thế nào.

“Tôi thấy khá nhiều người đi học tại chức cốt để lấy bằng, để đúng quy trình bổ nhiệm. Nên mấu chốt không nằm ở giá trị tấm bằng, mà nằm ở việc xã hội sử dụng bằng cấp đó như thế nào. 

Với nhiều nhà tuyển dụng, họ không phân biệt bằng cấp mà dựa vào năng lực làm việc. Với họ, bằng chính quy hay tại chức không quan trọng nữa” – GS Huỳnh Mùi chia sẻ.

Tuy nhiên, để hạn chế những tiêu cực có thể phát sinh, GS Huỳnh Mùi cho rằng, ngoài việc siết chặt việc kiểm định chương trình đào tạo, cần phải có chế tài với những cơ sở đào tạo và tuyển dụng gian dối. Có như vậy mới lấy được niềm tin của người dân.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất miễn học phí tới cấp mầm non, phụ huynh mừng ít lo nhiều

Đặng Chung |

Đánh giá đề xuất mở rộng đối tượng miễn học phí đến cấp mầm non là chủ trương nhân văn, nhưng nhiều phụ huynh cũng lo lắng tình trạng lạm thu sẽ gia tăng.

Học phí đại học sẽ tăng theo giá, không phân biệt hệ tại chức hay chính quy

Đặng Chung |

Trường ĐH tự quyết mức học phí, chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo… là một trong những điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH vừa được Bộ GDĐT công bố để lấy ý kiến.

Đề xuất thay đổi cơ chế tuyển sinh, thu học phí

HUYÊN NGUYỄN |

Luật Giáo dục Đại học sửa đổi đã đưa ra nhiều quy định mới như tuyển sinh theo ngành, các trường tự xác định mức thu học phí, được phép mở doanh nghiệp trong trường học... theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.