Sóc Trăng: Chưa đảm bảo thiết bị dạy học, phục vụ đổi mới giáo dục

Văn Sỹ |

Theo Sở GDĐT tỉnh Sóc Trăng, việc áp dụng đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, địa phương còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn thiếu. Vì vậy, chưa đáp ứng kịp thời để thực hiện tổ chức một số hoạt động trải nghiệm, thực hành trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

Còn nhiều vướng mắc

Cụ thể, khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên còn lúng túng, chưa thực sự sẵn sàng trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong giảng dạy, giáo viên còn phụ thuộc sách giáo khoa (SGK), đánh giá học sinh cũng còn theo SGK.

 
Theo Sở GD&ĐT Sóc Trăng, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn. Ảnh: Văn Sỹ

Công tác nghiên cứu SGK và đánh giá sách còn hình thức, việc nghiên cứu các bộ sách còn khó khăn về quỹ thời gian. Việc đánh giá học sinh theo phẩm chất, năng lực còn hạn chế.

Triển khai chương trình mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn do hộ nghèo, cận nghèo còn nhiều; Học sinh người dân tộc chưa thành thạo tiếng Việt, bỏ học theo cha mẹ làm ăn xa.

 
Học sinh tham dự kỳ thi tuyển vào lớp 10 năm học 2022-2023 tại Trường THPT Hoàng Diệu (Sóc Trăng). Ảnh: Trung Văn

Cùng với đó, sự chênh lệch về tuổi tác, thế hệ giáo viên cũng dẫn tới khó khăn trong tập huấn tiếp cận chương trình. Ngoài ra, tình trạng học sinh vào lớp 10 lựa chọn tổ hợp cảm tính cũng là vấn đề được cho là khó khăn khi triển khai chương trình mới.

"Ngành Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng còn thiếu giáo viên tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật; Nhiều trang thiết bị, cơ sở vật chất còn thiếu như: thiếu phòng học chức năng, thiết bị thực hành thí nghiệm,...

 
Học sinh Trường Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (Sóc Trăng). Ảnh: Văn Sỹ

Đặc biệt là, cuối năm 2021, Bộ Tài chính có Thông tư số 61 quy định về mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới phải sử dụng nguồn đầu tư công. Điều này gây khó khăn cho ngành đối với việc đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất", ông Châu Tuấn Hồng - Giám đốc Sở GDĐT Sóc Trăng cho biết. 

"Do các thiết bị cũ kỹ nên chúng tôi cũng không dám cho học sinh làm các thí nghiệm, bởi sẽ điều chế ra khí độc rất nguy hiểm cho học sinh. Vì vậy, giáo viên sử dụng thí nghiệm mô phỏng hoặc chiếu video clip cho học sinh quan sát.

 
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn khảo sát thực tế tại Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương (Sóc Trăng). Ảnh: Tuấn Trần

Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời, bởi không mang lại hiệu quả như cho học sinh thực hành thí nghiệm. Chúng tôi mong sẽ sớm khắc phục được tình trạng này nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn hóa học nói riêng, các môn học khác nói chung", cô Đào Thị Hồ Nguyệt, giáo viên bộ môn Hóa Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương chia sẻ. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, khó khăn lớn nhất của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh hiện nay là thiếu cơ sở vật chất. Nguyên nhân là do tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer chiếm khoảng 30% dân số tỉnh, đời sống còn nhiều khó khăn; Trong khi đó nguồn vốn đầu tư xây dựng và nâng cấp chưa đáp ứng tốt cho chương trình đổi mới giáo dục hiện nay.

Nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất

Phát biểu tại buổi giám sát về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, bà Tô Ái Vang - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng mới đây đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, để các trường công nhận và tái công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia theo lộ trình 5 năm.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở những vị trí còn thiếu, đặc biệt là giáo viên dạy môn Ngoại ngữ, Tin học và Công nghệ đối với cấp Tiểu học; Giáo viên bộ môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý đối với cấp THCS.

Trước những hạn chế, khó khăn ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã và đang còn đối mặt, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đây là lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa sâu sắc, toàn diện nhất trong lịch sử. Bộ trưởng mong muốn cán bộ quản lý, giáo viên ngành GDĐT tỉnh cố gắng với công cuộc đổi mới. Trong đó, UBND tỉnh cần nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về đội ngũ nhà giáo, tỉnh cần có kế hoạch tuyển đủ chỉ tiêu, đặc biệt là kế hoạch triển khai cho các môn mới. Công tác tập huấn cần liên tục, thường xuyên cho đội ngũ. Quy hoạch sắp xếp mạng lưới trường lớp cần tiếp tục hoàn thiện.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới đặc biệt chú trọng trọng nâng cao chất lượng đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Giáo dục 24/7: Kỉ luật hiệu trưởng vì thu tiền xã hội hoá sai quy định

HUYÊN NGUYỄN - NGỌC LÊ |

Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 21.3 có những tin tức đáng chú ý sau: Chấn chỉnh các hoạt động giáo dục ở ngoài trường học không đúng quy định; Kỉ luật hiệu trưởng vì thu hơn 1 tỉ đồng tiền xã hội hoá sai quy định; Thông tin mới nhất về các kỳ thi đánh giá riêng; Làm gì khi con yêu sớm.

Chấn chỉnh các hoạt động giáo dục trải nghiệm không đúng quy định

HUYÊN NGUYỄN |

Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh và Phú Thọ vừa có văn bản chấn chỉnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm, hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp không đúng quy định.

Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở Hà Nội bị bỏ cọc

CAO NGUYÊN |

Dù đã hết thời gian nộp tiền nhưng đến nay lô đất có giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn chưa đóng tiền.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.

Nga dồn ép quân Ukraina khỏi Kursk theo nhiều hướng

Song Minh |

Lực lượng Ukraina ngày càng bị đẩy lùi khỏi nhiều khu định cư ở tỉnh Kursk của Nga.

Cho thôi việc Bí thư huyện Vĩnh Cửu theo nguyện vọng

MINH CHÂU |

Ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai chấp thuận cho thôi việc theo nguyện vọng.

Doanh nghiệp gồng mình hồi phục sau bão số 3

Anh Tuấn |

Sau khi bão số 3 (Yagi) đi qua, nỗ lực phục hồi sản xuất - kinh doanh là công việc được nhiều doanh nghiệp ưu tiên thực hiện.