Tấm lòng những người gieo chữ trên non cao

Thiều Trang |

Dù khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng các thầy cô giáo vẫn kiên định với mục tiêu gieo chữ trên non cao, dành trọn tiếng "thương" cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, một lòng vì sự nghiệp “trồng người”.

"Chúng tôi tự nhủ, phải cố gắng hơn một chút..."

Cô Trần Thị Kim Hòa - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Lê Văn Tám (xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) - đã có 9 năm gắn bó với học sinh dân tộc thiểu số. Cô Hòa là một trong 50 giáo viên được tôn vinh trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Chia sẻ về công tác dạy và học trong bối cảnh đại dịch COVID-19, cô Hòa cho biết, trường cô dạy không thể áp dụng hình thức dạy học trực tuyến vì điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, học sinh thiếu thốn đủ bề.

Vì vậy, thầy cô nhà trường phải áp dụng hình thức giao phiếu bài tập đến tận nhà cho các em. Tuy nhiên, các bản làng - nơi học sinh sinh sống cách trường rất xa và ở trên vùng núi cao nên việc đi lại vô cùng khó khăn. Để các em không bị bỏ lại phía sau, thầy cô đã nỗ lực phối hợp với các trưởng làng phát - thu phiếu bài tập.

“Các buôn làng cách nhau rất xa, các em học sinh lại thường theo bố mẹ đi làm rẫy nên việc tìm gặp rất khó khăn. Đặc biệt, phụ huynh không có điện thoại, việc liên hệ với gia đình học sinh hầu như không thể thực hiện được. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên phải vào đến tận làng, tận nhà để tìm gặp, đồng thời phối hợp với trưởng làng trong việc phát - thu phiếu bài tập” - cô Hòa kể lại.

Cô giáo Trần Thị Kim Hòa đã có 9 năm “cắm bản” tại xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Cô giáo Trần Thị Kim Hòa đã có 9 năm “cắm bản” tại xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Sự khó khăn, vất vả chưa dừng lại ở đó. Bởi dân nghèo, học trò của cô Hòa phải mặc quần áo rách rưới, nhàu nhĩ, khuôn mặt lúc nào nhem nhuốc, chân cứng hơn đá sỏi.

"Các em không có cặp và cũng chẳng có bút, vở. Các em gói quần áo trong túi nylon đến trường, còn bút, vở thì chỉ biết chờ nhà trường, các cô hỗ trợ.

Đầu năm, nhà trường vận động phụ huynh đóng góp hỗ trợ mua bút cả năm cho các con. Nhưng mỗi khi trò chuyện, thấy phụ huynh lục mãi mới có tờ 5.000 đồng, 10.000 đồng nhàu nhĩ ở đáy túi áo, giáo viên chúng tôi cũng không nỡ cầm.

Vì vậy, giáo viên phải cố gắng mua bút hỗ trợ học sinh, em nào dùng bút chì thì hỗ trợ bút chì, em nào dùng bút mực thì hỗ trợ bút mực. Chúng tôi tự nhủ, phải cố gắng hơn một chút để các em có bút viết” - cô giáo sinh năm 1989 xúc động nói.

Thầy cô là người khơi dậy cho học sinh khát vọng cống hiến

Sáng 19.11, trong khuôn khổ Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021, Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh đã có buổi làm việc, trao đổi những vướng mắc, khó khăn về việc dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh với đoàn đại biểu chương trình.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho các giáo viên tiêu biểu.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho các giáo viên tiêu biểu. Ảnh: MOET

Thay mặt Lãnh đạo Bộ GDĐT, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao sự cố gắng to lớn của các thầy cô giáo khi vượt qua rất nhiều khó khăn, rào cản trong công việc, cuộc sống. Và mong muốn các thầy cô tiếp tục cố gắng, chủ động và bản lĩnh để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tại vùng khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Thứ trưởng nhấn mạnh các thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng, là người khơi dậy cho học sinh khát vọng cống hiến.

“Ở các thầy cô giáo, tôi thấy được tinh thần năng nổ nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, thấy được sức sáng tạo và khả năng biến khó khăn trở thành động lực. Đó chính là tiêu chí về một thế hệ giáo viên mới, góp phần giáo dục các em học sinh, hình thành một thế hệ công dân trẻ Việt Nam giàu tri thức, bản lĩnh, sáng tạo, làm chủ đất nước” - Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng gửi lời cảm ơn, lời tri ân đối sâu sắc với các thầy cô giáo, đang ngày đêm vất vả, không chỉ việc dạy học, truyền đạt kiến thức mà gửi gắm tất cả tâm huyết và tình cảm dành cho các học sinh thân yêu.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Kế hoạch đón học sinh trở lại trường của 63 địa phương trên cả nước

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật kịch bản đón học sinh trở lại trường của các địa phương trên cả nước, tính đến tối ngày 19.11, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Dạy học mùa COVID-19: Giáo viên vùng cao, vùng sâu nỗ lực vượt khó

Thiều Trang |

Ngày 19.11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long tổ chức diễn đàn "Áp dụng công nghệ đổi mới việc dạy và học cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn". Tại diễn đàn, nhiều thầy cô đã trao đổi, chia sẻ về công tác giảng dạy mùa COVID-19.

Người gieo chữ kiên cường ở vùng đất bị quên lãng

Thiều Trang |

Thương học trò, thương người đồng bào dân tộc thiểu số, ròng rã 5 năm trời, thầy Hò Văn Lợi không quản nắng mưa, kiên định đánh vật với núi đá nhọn để mang con chữ lên bản, nỗ lực gieo chữ, gieo mầm yêu thương để thu về những mùa trái ngọt.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Trực tiếp bóng chuyền U23 Thể Công Tân Cảng 1-0 U23 Ninh Bình: Set 2

Nhóm PV |

Trực tiếp chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia giữa U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình vào lúc 20h ngày 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Cháy lớn Hà Nội, khói lửa cuồn cuộn khiến người dân khiếp sợ

Hải Danh |

Một xưởng in rộng khoảng 400m2, kết cấu khung thép, mái tôn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) bốc cháy dữ dội khiến người dân khiếp sợ.

Kế hoạch đón học sinh trở lại trường của 63 địa phương trên cả nước

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật kịch bản đón học sinh trở lại trường của các địa phương trên cả nước, tính đến tối ngày 19.11, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Dạy học mùa COVID-19: Giáo viên vùng cao, vùng sâu nỗ lực vượt khó

Thiều Trang |

Ngày 19.11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long tổ chức diễn đàn "Áp dụng công nghệ đổi mới việc dạy và học cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn". Tại diễn đàn, nhiều thầy cô đã trao đổi, chia sẻ về công tác giảng dạy mùa COVID-19.

Người gieo chữ kiên cường ở vùng đất bị quên lãng

Thiều Trang |

Thương học trò, thương người đồng bào dân tộc thiểu số, ròng rã 5 năm trời, thầy Hò Văn Lợi không quản nắng mưa, kiên định đánh vật với núi đá nhọn để mang con chữ lên bản, nỗ lực gieo chữ, gieo mầm yêu thương để thu về những mùa trái ngọt.