Tặng, miễn phí nhiều phần mềm phục vụ dạy học trực tuyến

Bích Hà |

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ cho chương trình “Sóng và máy tính cho em”, tiếp tục có thêm nhiều đơn vị đã tặng, hỗ trợ các phần mềm, thiết bị phục vụ việc dạy học trực tuyến hiệu quả cho thầy và trò cả nước.

Sau 1 tuần triển khai dạy học trực tuyến, dù thầy và trò đã rất nỗ lực, nhưng việc dạy học còn gặp nhiều khó khăn, không đạt hiệu quả như mong muốn, trong đó có vấn đề đường truyền internet không ổn định.

Đặc biệt, việc đẩy mạnh dạy học trực tuyến một mặt tạo ra cơ hội học tập cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, nhưng nó cũng đặt ra vấn đề làm sao đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục của mọi đối tượng học sinh. Bởi với dạy học trực tuyến, học sinh ở nhiều nơi đang thiếu thiết bị phục vụ học tập.

Để kịp thời hỗ trợ việc học tập của học sinh và thúc đẩy phát triển xã hội số, đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Không để học sinh nào bị thất học sau dịch hoặc vì nghèo mà không thể đến trường” tại lễ phát động “Sóng & Máy tính cho em”, ngày 13.9 ghi nhận thêm nhiều tổ chức, đơn vị đã thực hiện quyên góp, ủng hộ các thiết bị, phần mềm phục vụ học trực tuyến cho thầy và trò cả nước.

Ông Đặng Quang Hùng - Phó Tổng Giám đốc Hệ thống Giáo dục HOCMAI – cho biết, đơn vị sẽ trao tặng giải pháp toàn diện ICAN Academy - hệ thống quản trị học tập tiện ích cho các trường học, giáo viên tại những địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Đây là giải pháp nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học của các trường diễn ra hiệu quả đồng thời hỗ trợ cho các thầy cô giáo nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến, rút ngắn được thời gian chuẩn bị tài liệu giảng dạy và hỗ trợ các công tác giao bài, chấm, sửa bài tập, và kiểm tra định kỳ… trong suốt quá trình dạy trực tuyến. Các nhà trường có nhu cầu sẽ đăng kí nhận hỗ trợ phần mềm từ 14.9 đến ngày 14.10.

Ngoài ra, các doanh nghiệp công nghệ trong nước cũng công bố và miễn phí 6 nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam bao gồm: VNEdu; ViettelStudy; MobiEdu; Onluyen; Hocmai, Misa EMIS. Giá trị ủng hộ lên tới 200 tỉ đồng.

Các địa phương trên cả nước cũng đã ủng hộ, đóng góp được 63 tỉ cho chương trình “Sóng & Máy tính cho em”.

Trước đó, ngay  tại lễ phát động chương trình vào tối 12.9, các doanh nghiệp thuộc nhiều bộ, ngành đã công bố ủng hộ hơn 1 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo để phục vụ dạy học online.

Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1) tặng điện thoại cho học sinh khó khăn bằng nguồn huy động của trường. Ảnh: Sở GDĐT TPHCM
Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1) tặng điện thoại cho học sinh khó khăn bằng nguồn huy động của trường. Ảnh: Sở GDĐT TPHCM

Về phía ngành Giáo dục, trước khó khăn và thách thức do dịch bệnh đưa tới, do thiếu thốn về cơ sở vật chất để triển khai dạy học trực tuyến, toàn ngành Giáo dục đã và đang chung tay, mỗi người một cách, bằng hành động của mình để không học sinh nào bị mất cơ hội học tập vì đại dịch.

Bộ GDĐT cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em”, nhằm huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến. Trước mắt, đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người lao động tham gia ủng hộ kinh phí tối thiểu là 1 ngày thu nhập để mua sắm thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh khó khăn.

Những ngày qua, phong trào quyên góp “Máy tính cho em” không chỉ lan tỏa trong ngành Giáo dục mà nhiều địa phương trên cả nước đã tích cực, chủ động triển khai.

Chỉ sau 1 tuần từ khi bắt đầu năm học mới, Hà Nội huy động được hơn 2.300 máy tính, thiết bị dạy học và trao tận tay học sinh không có thiết bị phục vụ học tập. TPHCM cũng đang tổ chức quyên góp, huy động ủng hộ máy tính, điện thoại để 77.000 học sinh còn thiếu sẽ có thiết bị học tập…

Đây là kết quả từ những nỗ lực của các cấp ngành, sự chung tay của cả xã hội với ngành Giáo dục, để bảo đảm các hoạt động giáo dục không bị “đứt gãy” và cùng mang đến những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Học online miền cuối đất: Thiếu thiết bị, con chữ “bay lòng vòng trên mạng”

NHẬT HỒ |

Gần 20.000 học sinh cấp THCS tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu thiếu thiết bị đầu cuối để học online. Nhiều phụ huynh tại miền cuối đất đang khó khăn, không thể mua máy tính, điện thoại thông minh cho con theo học.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Hỗ trợ học sinh lúc này là chăm lo cho tương lai

Bích Hà |

Tiếp nhận và cảm ơn sự ủng hộ, hỗ trợ của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức dành cho ngành Giáo dục qua chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đây là hoạt động thể hiện tinh thần nhân ái, là chăm lo cho tốc độ và chất lượng phát triển của đất nước trong tương lai. Hỗ trợ hàng triệu học sinh lúc này là hỗ trợ cả một thế hệ.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Cho tương lai của đất nước mình

|

Tối 12.9, Lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 65 điểm cầu. Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ phát động.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.