Thi THPT quốc gia 2018: Bộ GDĐT “bắt bài” chiêu ăn gian giờ thi tổ hợp của thí sinh

Đặng Chung |

Năm nay, Bộ GDĐT sẽ yêu cầu giám thị thu toàn bộ đề thi, giấy nháp thi và các vật dụng liên quan khi kết thúc 2 môn thành phần đầu tiên trong bài thi tổ hợp. Điều này để ngăn chặn tình trạng thí sinh "ăn gian" giờ làm bài thi môn tổ hợp như đã xảy ra trong năm 2017.

Thí sinh "truyền tai" ăn gian giờ làm bài thi tổ hợp 

Từ năm 2018 đến 2020, kỳ thi THPT quốc gia được giữ ổn định như năm 2017, vẫn áp dụng bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Với bài thi này, thí sinh làm bài các môn thi thành phần trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi mới thu phiếu trả lời trắc nghiệm.

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã xảy ra tình trạng thí sinh ăn gian giờ làm bài ở môn thi này.

Theo quy định của Bộ GDĐT, mỗi môn thành phần trong bài thi tổ hợp có thời gian làm bài 50 phút, nhưng thời gian chờ để chuẩn bị cho một thi kế tiếp sau khi môn thi trước kết thúc là 20 phút. Nhiều sĩ tử đã nghĩ ra “mẹo” tận dụng triệt để thời gian chờ này để làm bài.

Cụ thể, thí sinh truyền tai nhau "ăn gian" giờ làm bài bằng cách chép đề môn thi trước vào bất kỳ đâu có thể, ví dụ như thẻ dự thi, hộp bút hoặc mặt bàn.

Sau đó, trong 20 phút chờ phát đề để làm bài môn kế tiếp, thí sinh tiếp tục suy nghĩ, tìm đáp án. Đến thời gian làm bài môn tiếp theo, thí sinh sẽ tô đáp án của các môn trước vào phiếu trả lời trắc nghiệm.

Trong quy chế thi hiện nay chưa quy định chi tiết về điều này. Trong khi chỉ còn một tuần nữa sẽ diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2018, dư luận băn khoăn nếu năm nay thí sinh tiếp tục lách quy chế để làm theo cách này, sẽ là không công bằng giữa các thí sinh với nhau.

Kiên quyết ngăn chặn

Chia sẻ với phóng viên, ông Nam Nhật Minh - Phó trưởng phòng Quản lý thi và Tuyển sinh (Bộ GDĐT) thừa nhận đúng là trong mùa thi năm 2017 có thông tin phản ánh về tình trạng này.

Để ngăn chặn và đảm bảo kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ diễn ra công bằng, nghiêm túc, Bộ GDĐT đã đưa ra nhiều giải pháp.

 
Ông Nam Nhật Minh – Phó trưởng phòng Quản lý thi và tuyển sinh. Ảnh: Hiếu Nguyễn
 

Đầu tiên, thời gian cách nhau giữa các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp sẽ rút ngắn xuống còn 10 phút thay vì 20 phút như năm ngoái. Việc này đã phổ biến kỹ đến các cán bộ coi thi.

Thứ hai, phiếu trả lời trắc nghiệm sẽ được đóng vào các phong bì niêm phong trước khi mang đến phòng thi và đảm bảo mỗi thí sinh chỉ có duy nhất một phiếu trả lời trắc nghiệm.

Thí sinh cần đặc biệt cẩn thận trong việc tô mã đề, mã dự thi để tránh những sai sót. Trong trường hợp phiếu trả lời bị rách thì phải báo cáo lên giám thị coi thi để có thể đổi phiếu dự phòng theo quy định, nhưng phải có biên bản trả lại phiếu cũ.

Một điểm mới nữa để ngăn chặn tình trạng “ăn gian” giờ làm bài là kết thúc mỗi môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp, giám thị sẽ thu lại giấy nháp thi, đề thi, mọi vật dụng mà thí sinh có thể ghi chép liên quan đến đề thi của môn thi thành phần trước. Chỉ đến môn cuối cùng, thí sinh mới được giữ lại đề thi của môn này. 

Bộ GDĐT cũng đã quán triệt, yêu cầu giám thị nghiêm túc giám sát, nếu phát hiện có thí sinh làm việc này (có dấu hiệu chép đề thi ra mặt bàn hay vật dụng nào đó) thì phải nhắc nhở, yêu cầu xóa hoặc thu ngay những vật dụng đó, để đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng, khách quan với mọi thí sinh.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Sự cố “lọt, lộ” đề thi: Thí sinh cần sự công bằng

Đặng Chung |

Còn một tuần nữa kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ diễn ra, với sự tham dự của hàng triệu thí sinh trên cả nước. Sự cố “lọt” đề thi vừa xảy ra ở Hà Nội sẽ là bài học lớn cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, trong công tác bảo mật đề thi và công tác coi thi. Bởi kỳ thi này sẽ tác động tới hàng triệu người, hàng triệu gia đình trên cả nước, nên tuyệt đối không cho phép xảy ra sai sót.

Thiết bị gian lận thi cử ngày càng tinh vi, Bộ GDĐT đề nghị giám thị nâng cao cảnh giác

Đặng Chung |

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, mỗi giám thị tham gia kỳ thi THPT quốc gia không chỉ làm tốt công tác coi thi, mà còn cần có “nghiệp vụ”, kỹ năng để phát hiện việc thí sinh sử dụng thiết bị gian lận thi cử ngày càng tinh vi, thủ đoạn.

Bộ GDĐT xây dựng ma trận đề thi THPT quốc gia 2018, đảm bảo giảm việc học thuộc lòng

Đặng Chung |

Để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra vào 24.6 tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã xây dựng ma trận đề thi, công bố bộ đề thi tham khảo. Trong các khâu tổ chức kỳ thi, việc bảo mật đề thi được Bộ và các địa phương đặc biệt quan tâm.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.