Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020:

Tranh luận thí sinh có phải đeo khẩu trang khi ở trong phòng thi

Đặng Chung |

Còn 3 ngày nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ diễn ra trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho thí sinh, cán bộ tham gia tổ chức kỳ thi, nhiều địa phương đưa ra khuyến cáo thí sinh phải đeo khẩu trang để phòng dịch. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang vào thời điểm nào, đang còn nhiều ý kiến băn khoăn và tranh luận.

Thí sinh đeo khẩu trang, ngồi giãn cách

Để an toàn cho thí sinh và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, nhiều địa phương yêu cầu tất cả thí sinh, cán bộ tham gia tổ chức kỳ thi phải đeo khẩu trang.

Tại Hà Nội, trong Hội nghị hướng dẫn công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tổ chức ngày 5.8, ông Bùi Quang Thái - Phó Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GDĐT Hà Nội) nhấn mạnh, thực hiện chỉ đạo của Bộ GDĐT, các trường hợp F1, F2 liên quan đến ca bệnh sẽ không tham dự kỳ thi vào đợt này.

Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn trong trường hợp thí sinh đến trường thi rồi hoặc đang làm bài thi thì có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, tại mỗi điểm thi tại Hà Nội đều bổ sung 2 phòng thi dự phòng.

Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu thí sinh đeo khẩu trang khi đến trường, trên đường từ trường về nhà và nơi tập trung đông người. Trước khi vào phòng thi thí sính phải gỡ khẩu trang để cán bộ coi thi kiểm tra, sau đó đeo khẩu trang vào phòng thi.

Các bàn trong phòng thi được xếp giãn cách. Các địa điểm thi bố trí thí sinh ngồi so le. 100% học sinh được đo thân nhiệt, phải đeo khẩu trang.

 
Nhiều ý kiến cho rằng,không nhất thiết yêu cầu thí sinh phải đeo khẩu trang trong quá trình làm bài. Ảnh: Sơn Tùng

Việc yêu cầu thí sinh phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian thi có thể dẫn đến nỗi lo gian lận thi cử. Lo lắng này là có cơ sở bởi nhiều năm gần đây, các thiết bị hỗ trợ gian lận thi cử ngày càng tinh vi. Nhiều thiết bị tai nghe siêu nhỏ, thí sinh chỉ cần mấp máy môi đọc đề thi ra bên ngoài, sau đó nhận lời giải qua thiết. Nếu đeo khẩu trang sẽ khó phát hiện được gian lận.

Để ngăn chặn điều này, đại diện Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03), Công an thành phố Hà Nội cho rằng, các điểm thi cần phổ biến cho thí sinh chỉ được đeo khẩu trang che mũi và miệng, không được dùng khẩu trang che cả tai. Để phòng chống gian lận, tất cả các phòng thi ở khu vực gần đường, gần nhà dân cần dán kín kính, tránh việc ở ngoài có thể nhìn vào, quay camera hoặc thí sinh vứt đề thi ra ngoài.

Thí sinh có cần thiết đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm bài?

Ngoài Hà Nội, hiện Hưng Yên và nhiều địa phương khác cũng khuyến cáo thí sinh đeo khẩu trang khi tham gia kỳ thi, bên cạnh việc thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, đo nhiệt độ.

Trong khi đó, TPHCM và một số tỉnh khác thì chỉ yêu cầu thí sinh đeo khẩu trang trong quá trình di chuyển từ nhà đến điểm thi và ngược lại. Còn trong phòng thi, thí sinh không cần đeo khẩu trang.

Hiện tại, cả Bộ GDĐT và Bộ Y tế đều chưa có hướng dẫn chi tiết về việc này. Thí sinh cần đeo khẩu trang trong thời điểm nào và khi nào là không cần thiết, để vừa đảm bảo thuận tiện cho thí sinh, vừa dễ dàng cho giám thị thực hiện nhiệm vụ giám sát?

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hữu Hưng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT vốn đã áp lực nên nếu đeo khẩu trang liên tục trong quá trình làm bài (có môn thí sinh phải ngồi 3 tiếng trong phòng thi - PV) sẽ làm cho thí sinh không thoải mái, dẫn đến chất lượng bài thi bị ảnh hưởng. Thậm chí, một số thí sinh có tâm lý yếu có thể sẽ ngất xỉu ngay trong phòng thi.

Ông Hưng cho rằng, theo quy định giãn cách xã hội, các thí sinh đã ngồi cách xa nhau, trong quá trình làm bài cũng không được trao đổi, nói chuyện nên nguy cơ lây nhiễm là rất thấp.

Đợt 1 của kỳ thi  (diễn ra từ 8-10.8), các thí sinh không có dấu hiệu, không thuộc các trường hợp F1, F2 mới được tham gia, nên chăng đưa ra khuyến cáo chung là không nhất thiết phải đeo khẩu trang trong quá trình làm bài.

Hiện các địa phương đều đang chờ ngành y tế và Bộ GDĐT có hướng dẫn cụ thể về việc này, đưa ra các khuyến cáo để cùng thực hiện thống nhất, vì mục tiêu đảm bảo an ninh kỳ thi và bảo vệ sức khỏe của hơn 900.000 thí sinh trên cả nước.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Rà soát thí sinh để phòng chống dịch

Đặng Chung |

Hơn 900.000 thí sinh cả nước sẽ tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo đúng kế hoạch - vào 8-10.8 tới, trừ những thí sinh ở Đà Nẵng, một số huyện, thị xã của Quảng Nam do đang thực hiện cách ly xã hội. Để đảm bảo an toàn cho thí sinh trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ GDĐT yêu cầu các địa phương rà soát, không bố trí người thuộc diện F0, F1, F2 tham gia đợt 1 của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt điểm 9, 10

Nguyễn Thành Nam - Giáo viên môn Vật lý |

Chỉ còn vài ngày nữa Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ chính thức diễn ra. Để giúp thí sinh bước vào kỳ thi với tâm thế tốt nhất, Báo Lao Động giới thiệu bài viết của những giáo viên nhiều kinh nghiệm, có uy tín ở tất cả các môn học, đưa ra lời khuyên với thí sinh trước khi bước vào kỳ thi quan trọng.

Chính thức hoãn thi tốt nghiệp THPT ở Đà Nẵng

Trần Thùy |

Chiều 4.8, ông Lê Trung Chinh - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ký văn bản về việc tạm hoãn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cho đến khi có thông báo mới.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.