Trẻ bất lực, sợ hãi vì cha mẹ dạy con theo kiểu áp đặt

Bích Hà (ghi) |

Bà Phan Hồ Điệp - mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, giảng viên Trường Đại học sư phạm Hà Nội chỉ ra sai lầm của phụ huynh trong việc dạy con. Những sai lầm này là nguyên nhân khiến trẻ gặp áp lực, thậm chí sợ hãi.

Tại tọa đàm về áp lực nhà giáo do Bộ GDĐT phối hợp cùng Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây, bà Phan Hồ Điệp đã kể những câu chuyện mà mình từng chứng kiến ngay tại một trường tiểu học ở Hà Nội.

Khi các ông bố, bà mẹ đến đón con, câu đầu tiên hỏi con là: “Hôm nay con được mấy điểm”, nếu con bị điểm thấp thì cau mày quát mắng khiến trẻ sợ hãi. Thậm chí có người còn xé bài kiểm tra trước mặt con.

Cho rằng đây là những ứng xử người lớn không nên làm với con trẻ, bà Phan Hồ Điệp chỉ ra những sai lầm mà cha mẹ mắc phải trong việc dạy con:

Áp lực về thành tích và điểm số

Phụ huynh luôn mong muốn con mình phải đạt điểm cao, phải có thành tích trong các cuộc thi nhưng lại chỉ nghĩ: Mình chỉ cần bỏ tiền để cho con tham gia các lớp học thêm là đủ. Trong khi đó con trẻ cần sự quan tâm, cần thời gian mà bố mẹ dành cho mình. Chính vì chạy theo điểm số nên trong con mắt của phụ huynh, đời sống học đường chỉ bao gồm việc học, học và học.

Phụ huynh coi con là phương tiện để đạt được những kì vọng của mình

Nhiều trường hợp kỳ vọng quá cao so với sức lực và khả năng của con khiến trẻ bị biến thành “vật thí nghiệm” và lối giải tỏa cho tham vọng, sợ hãi và mặc cảm của phụ huynh.

Với sự bào chữa là mong con không khổ như đời của cha mẹ, giúp cha mẹ làm những điều mà họ chưa thực hiện được, rất nhiều phụ huynh nói với con: Đời bố mong ước làm bác sĩ nhưng chưa thực hiện được, giờ con phải đi học bác sĩ... Việc áp đặt này sẽ khiến trẻ chịu nhiều áp lực.

Giảng viên Phan Hồ Điệp (ĐH Sư phạm Hà Nội)
Giảng viên Phan Hồ Điệp (ĐH Sư phạm Hà Nội)

Phụ huynh đang giáo dục con bằng nỗi sợ

Những nỗi sợ mà cha mẹ đem đến cho con thường là: Dùng các hành vi xâm phạm đến thể chất và tinh thần khiến con sợ hãi. Cha mẹ áp dụng lối giáo dục độc đoán, không cho phép con được nói, sẵn sàng đánh mắng khi con không vâng lời.

Hoặc dọa dẫm con về những điều tiêu cực trong trường học, không cho phép con được làm sai, được gặp thất bại. Cha mẹ coi thất bại, lỗi lầm là kẻ thù của con và con không được phép mắc phải.

Nỗi sợ càng cao, chiếc lồng tâm thức càng cứng và càng hẹp. Trẻ bị bủa vây bằng nỗi sợ sẽ nhìn đời sống học đường một cách méo mó hoặc trẻ sẽ không dám nói ra ý kiến của mình.

Nhiều trẻ bất lực, sợ hãi, trầm buồn vì lo lắng cha mẹ buồn bã, mệt mỏi, bệnh tật, cáu giận; vì mình cố lắm rồi nhưng không học được như mong muốn của bố mẹ, gia đình… Nhiều em vì quá áp lực đã bị trầm cảm, hoặc có những hành vi tiêu cực.

Những lời khuyên cho phụ huynh trong việc dạy con

Sau khi phân tích những sai lầm phụ huynh, mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam đã đưa ra những lời khuyên cho các bậc làm cha, làm mẹ:

Phụ huynh cần có cơ hội hiểu chính mình, mong muốn của mình, phù hợp hay áp lực với con; phù hợp thì thúc đẩy, chưa phù hợp thì cùng điều chỉnh.

Phụ huynh cần hiểu hơn về đặc trưng tâm sinh lý lứa tuổi và đời sống của con, dành thời gian để trò chuyện, để lắng nghe. Dừng những so sánh con với “con nhà người ta”.

Thay vì giáo dục theo lối độc đoán, áp đặt, quá tự do/thiếu trách nhiệm hoặc nuông chiều/không giới hạn, phụ huynh hãy tự học hỏi, cập nhật kiến thức, kỹ năng để giáo dục theo cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng cá nhân con học sinh.

Hãy nhìn về đời sống học đường của con trong cái nhìn toàn vẹn. Nơi đó có các mối quan hệ giữa con với bạn bè, với thầy cô. Mọi sự can thiệp quá đà đều phản tác dụng.

Phụ huynh cần bình tĩnh để nhìn sự việc trong cái nhìn đa chiều. Hãy coi nhà trường là một xã hội thu nhỏ, với nhiều thành viên và hoạt động đa dạng; ở đó chính học sinh và mọi thành viên cần được hiểu, được tôn trọng, được an toàn và được có giá trị.

Bích Hà (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Các nhà giáo dục vĩ đại đã dạy con như thế nào?

BÍCH NGỌC |

Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình được nuôi dạy và phát triển trong một môi trường giáo dục tốt. Nhưng làm được điều đó thì không phải ai cũng biết.

Bao giờ thì chúng ta thôi dạy con cái bằng đòn roi?

Tường Minh |

Cách đôi ba hôm, trên báo lại xuất hiện hình ảnh không thể thảm thương hơn về những đứa trẻ bị chính bố mẹ, người thân của mình “dạy dỗ” bằng đòn roi. Chẳng lẽ chúng ta không thể làm gì khác để chấm dứt tình trạng này ngoài việc bức xúc và bày tỏ thương cảm?

Dạy con khẩn cấp những điều này để tránh kẻ ấu dâm

BT (TH) |

Ngoài những lời dặn dò phải tránh xa người lạ, nhiều phụ huynh vẫn chưa thực sự biết cách dạy con làm thế nào để tự đảm bảo an toàn cho bản thân khi không có người thân bên cạnh. Dưới đây là một số phương pháp bố mẹ có thể tham khảo để giúp con tự bảo vệ mình và tránh xa kẻ xấu.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.