Trường học thời dịch COVID-19: Mồ hôi đẫm lưng áo của sinh viên trường y

Thiều Trang |

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, ý chí kiên cường của sinh viên ngành y, Nguyễn Hương Giang cùng nhiều sinh viên, giảng viên của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã không ngần ngại lên đường chi viện cho "điểm nóng" Bắc Giang.

Phượng nở đỏ rực, bằng lăng khoe sắc tím, tiếng ve vẫn cất bên sân trường. Sắc màu ấy, âm thanh ấy báo hiệu mùa thi, mùa chia tay, một năm học sắp sửa kết thúc. Nhưng mùa hè năm nay, giữa thời COVID-19, đang mang đến những trải nghiệm thật khác cho cả thầy và trò. Bằng nỗ lực và hành động của mình, giáo viên, học sinh, sinh viên đang góp sức cùng cả nước chống dịch, để những ngày hè không trôi đi vô ích.


Sẵn sàng xách balô lên và đi

"Đây là nghề của con, là niềm đam mê do con chọn, vậy nên, nếu có thể thì con hãy mạnh mẽ đối mặt, hãy dốc sức giúp đỡ mọi người, bố mẹ tin tưởng ở con” - đó là những lời cổ vũ mà Nguyễn Hương Giang - sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương nhận được từ bố trong cuộc trò chuyện vội vàng, trước khi lên đường tiến vào "ổ dịch" ở Bắc Giang.

Lời động viên này đã giúp nữ sinh đủ dũng khí đồng hành cùng 200 sinh viên và 3 giáo viên của trường tham gia hỗ trợ cho các "điểm nóng".

Giang nhớ lại, vào 5 giờ 55 phút sáng 16.5, em nhận được tin nhắn của giảng viên thông báo cần sinh viên tình nguyện đi Bắc Giang, Bắc Ninh để chống dịch.

Không suy nghĩ nhiều, Giang đã đăng kí tham gia vì em muốn cống hiến một phần công sức của mình cho đất nước và cùng đồng bào đẩy lùi dịch bệnh.

"Sau khi giảng viên chốt danh sách xong, cô có nhắc cả đoàn phải sẵn sàng tinh thần để xuất phát bất cứ lúc nào. Rất nhanh sau đó, khoảng 13 giờ ngày 16.5, chúng em đã làm lễ ra quân tại tượng Tuệ Tĩnh của trường. Em vẫn nhớ như in lúc đó, trời vừa nóng, vừa nắng nhưng khi hô lên tiếng “quyết tâm” thì rất to và đầy nhiệt huyết" - Giang kể lại.

Sinh viên, giảng viên trường y quyết tâm lên đường đi chống dịch. Ảnh: NVCC
Sinh viên, giảng viên trường y quyết tâm lên đường đi chống dịch. Ảnh: NVCC

23 tuổi - độ tuổi đầy nhiệt huyết và nữ sinh năm 4 ngành Y đa khoa đã hứng khởi, mạnh mẽ tiến vào tâm dịch mà không màng khó khăn. Đặc biệt, đây đã là lần thứ 2 Giang dốc công sức vào công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19.

"Trước đó, em đã từng tham gia chống dịch kéo dài hơn 3 tháng ở Hải Dương. Thời điểm đó, em đã không về nhà ăn Tết cùng gia đình mà quyết tâm ở lại hỗ trợ các y bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm. Vì vậy, lần này em đã sẵn sàng về cả tinh thần và kinh nghiệm, đồng lòng giúp đỡ người dân Bắc Giang" - nữ sinh tâm sự.

Chia sẻ của Nguyễn Hương Giang từ ổ dịch Bắc Giang. Video: Thiều Trang

8 tiếng làm việc không ngơi tay và giọt mồ hôi ướt đầm lưng áo

Ngay sau khi đoàn xe chở tình nguyện viên đến được các "điểm nóng" ở Bắc Giang, 200 sinh viên và 3 giảng viên của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ ngay. Mọi thứ đều diễn ra gấp rút, cả đoàn làm việc từ 18 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau.

Theo lời kể của Giang, nhóm đã hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 7.000 người dân ở Đình Trung Đồng (Việt Yên, Bắc Giang) ngay trong đêm 16.5.

Sau 8 tiếng cật lực lấy mẫu xét nghiệm, nhóm của Giang trở về nơi sinh hoạt để tắm gội nghỉ ngơi. Ánh đèn cuối cùng trong phòng tắt lúc 3 giờ sáng ngày 17.5 và chỉ 3 tiếng sau đã bật lên, để tiếp tục làm nhiệm vụ.

"6 giờ sáng chúng em thức dậy ăn sáng và chuẩn bị đến địa điểm tiếp theo. Khoảng 8 giờ 30 phút xe đến xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang) để lấy mẫu xét nghiệm, 13 giờ 30 cùng ngày hoàn thành, đến 14 giờ cả nhóm được ăn trưa và nghỉ ngơi.

16 giờ chiều cả nhóm tiếp tục lên đường đến xã Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) để lấy khoảng 2.000 mẫu xét nghiệm và hoàn thành lúc 21 giờ đêm. Về đến nơi, chúng em tắm rửa và ăn uống đến 0h, sau đó tất cả đều chìm vào giấc ngủ vì mệt rã rời" - Giang kể lại lịch trình của mình và các bạn trong 2 ngày qua.

Sinh viên tranh thủ nghỉ trưa để xuất phát đến địa điểm tiếp theo. Ảnh: NVCC
Sinh viên trường y tranh thủ nghỉ trưa để xuất phát đến địa điểm tiếp theo. Ảnh: NVCC

Mệt mỏi, căng thẳng và kiệt sức là những gì nữ sinh trường y trải qua trong những ngày đầu nhận nhiệm vụ.

Giang tâm sự: "Mặc đồ bảo hộ rất nóng, quần áo em thì ướt sũng, đặc biệt là mồ hôi chảy vào mắt, cay đỏ cả mắt. Hơn nữa, đeo khẩu trang trong thời gian dài rất đau tai, do em đeo kính nên lâu lâu bị bí hơi, mờ cả kính.

Hơn nữa, vì nói chuyện qua khẩu trang nên chúng em phải nói to hơn bình thường khi hướng dẫn người dân trong các điểm lấy mẫu. Sau một đêm, hầu hết chúng em đều bị mất giọng".

Đeo găng tay quá lâu khiến bàn tay ướt sũng. Ảnh: NVCC
Đeo găng tay quá lâu khiến bàn tay nhăn nheo.
Trời hè oi nóng, các tình nguyện viên luôn mặc những bộ đồ bảo hộ kín mít để đảm bảo an toàn.

Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng Giang luôn tự hào khi bản thân đã cống hiến một phần sức trẻ của mình cho đất nước, cho xã hội.

"Em tin bố mẹ em cũng tự hào về em. Em cũng tự hào về đất nước mình đã luôn đoàn kết đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh. Giờ đây, em chỉ muốn nhắn gửi đến mọi người, phải luôn thực hiện nguyên tắc 7K, phải có ý thức chung vì xã hội" - Giang bộc bạch.

Sau cuộc kết nối ngắn ngủi với chúng tôi, Giang và các bạn tiếp tục làm bạn với những bộ đồ bảo hộ trắng và“chạy đua” cùng thời gian để đến các điểm xét nghiệm một cách nhanh nhất. Họ quên cả cảm giác chân mỏi nhừ và cổ họng khô khốc. Và chắc chắn một điều, Giang và tất cả bạn bè của mình, y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch sẽ không vì gian truân mà bỏ cuộc, không vì khó mà dừng cống hiến sức trẻ cho đất nước.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Trường học trong “tâm bão” COVID-19: Có một mùa hè thật khác

Đặng Chung |

Phượng nở đỏ rực, bằng lăng khoe sắc tím, tiếng ve vẫn cất bên sân trường. Sắc màu ấy, âm thanh ấy báo hiệu mùa thi, mùa chia tay, một năm học sắp sửa kết thúc. Nhưng mùa hè năm nay, giữa thời COVID-19, đang mang đến những trải nghiệm thật khác cho cả thầy và trò.

6 lời dặn dò gan ruột của thầy chủ nhiệm khoa với tân sinh viên y dược

Thùy Linh |

Ngày 25.10, Khoa Y dược (Đại học quốc gia Hà Nội) đã khai giảng năm học 2020-2021 với sự tham dự của lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều bệnh viện và 436 tân sinh viên y dược.

"Nhìn các bác sĩ căng mình chống dịch COVID em càng mong đậu vào trường y"

Nhóm PV |

Ngày 9.8, gần 900.000 sĩ tử bước vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT đầy cam go trong lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Nhìn những y bác sĩ tuyến đầu chống dịch đang ngày đêm cứu chữa bệnh nhân, đối mặt với nguy cơ có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào, nhiều thí sinh thi vào trường y càng có thêm động lực và niềm tự hào về nghề mà mình theo đuổi.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.