Trường mầm non tư thục giải thể, hết dịch các con sẽ học ở đâu?

Lan Nhi |

Đây là câu hỏi được nhiều phụ huynh không đủ điều kiện gửi con vào trường công lập đặt ra khi gần đây, hàng loạt các trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội đồng loạt rao bán.

Phụ huynh lo lắng

Có con theo học ở một trường mầm non tư thục trên địa bàn huyện Thanh Trì (TP.Hà Nội), hai vợ chồng chị Lê Thị Vân (quê ở Nam Định) nhiều tháng nay đã phải thay phiên nhau nghỉ ở nhà để trông con nhỏ.

Hai vợ chồng đều là công nhân, lên Hà Nội thuê trọ nên việc muốn đăng ký cho con học trường công lập đối với chị Vân là chuyện khó với tới. Công việc thường xuyên đi sớm về khuya, làm theo ca kíp nên vợ chồng chị Vân gần đây cũng lo lắng về việc chọn trường cho con theo học khi hết dịch.

 
Trường mầm non tư thục đóng cửa, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng về việc chọn trường cho con theo học khi hết dịch.  Ảnh: NVCC

Chị Vân chia sẻ: "Dịch bệnh kéo dài, trường mầm non tư thục của con thì không biết lúc nào mới mở cửa nên tôi cũng rất hoang mang. Dân tỉnh lẻ, lại đi ở trọ nên việc muốn cho con học trường công lập thì buộc phải hoàn tất giấy tờ, thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng rất phức tạp. Với hoàn cảnh của mình nên tôi bắt buộc phải lựa chọn cho con học trường tư thục".

Vừa nghe tin trường học của con đã giải thể, chị Nguyễn Thị Minh (quận Hoàng Mai) cũng lo sốt vó: "Khi hết dịch, tôi chưa biết phải xin cho con học trường nào cả. Vì tình hình tài chính của gia đình cũng có hạn, các điểm trường tư thục gần nhà trọ thì đều đã treo biển thông báo đóng cửa, thanh lý đồ đạc. Hai vợ chồng đi làm thuê cả ngày, giờ tìm được điểm trường phù hợp để gửi con sau này cũng khó như mò kim đáy bể".

Xoay xở đủ đường

Từ ngày dịch COVID-19 bùng phát, trường mầm non tư thục đóng cửa, nhiều phụ huynh ở TP.Hà Nội đang phải "đau đầu" tìm người giúp việc. Nhiều gia đình rơi vào thế bí bách, không đủ tài chính thì phải thay phiên nhau nghỉ việc theo ca để trông coi con cái.

Chị Trần Thị Hương (quận Thanh Xuân) bộc bạch: “Nhiều tháng trời trường học đóng cửa, hai vợ chồng tôi thì lo không để đâu cho hết. Cho con về quê thì không yên tâm mà tìm người giúp việc thì giờ quá khó khăn, giá cả lại đắt đỏ. Hai vợ chồng mấy tháng nay vẫn phải thu xếp, thay phiên nhau cáng đáng việc nhà".

Theo chị Hương, đối với những gia đình neo người, chỉ có hai vợ chồng và con cái thì đây là một bài toán nan giải. Bàn đi bàn lại mấy ngày, hai vợ chồng chị thống nhất phải nhanh chóng tìm trường mới cho con khi hết dịch. Đồng thời, hai vợ chồng chị buộc phải "cắn răng", thuê thêm người giúp việc theo giờ, sử dụng dịch vụ cho đến khi con được đi học trở lại.

 
Nhiều gia đình tại TP. Hà Nội đang lo lắng tìm trường mới cho con khi hết dịch. Đồng thời, thuê thêm người giúp việc theo giờ, sử dụng dịch vụ cho đến khi con được đi học trở lại. Ảnh NVCC

Giống như nhiều phụ huynh khác, chị Thanh Mai (SN 1990, Hoàng Mai) cũng đứng ngồi không yên khi nghe tin trường mầm non của 2 con thông báo đã giải thể. Nghe tin vậy, gia đình chị phải vội vàng phải đăng tin "cầu cứu" người thân, tìm người giúp việc tạm thời. 

"Hai đứa rất hiếu động, nghịch ngợm nên hiện tại buộc phải có người trông nom thì vợ chồng tôi mới yên tâm đi làm được. Thực lòng, mong sao cho dịch bệnh qua nhanh, con cái được đến trường chứ phụ huynh chúng tôi chỉ muốn lịch sinh hoạt được diễn ra bình thường. Con cái đi học, hai vợ chồng đi làm chứ không muốn mọi thứ bị đảo lộn như bây giờ" - chị Mai cho hay.

Theo đó, các trường mầm non trên địa bàn TP. Hà Nội gần đây đã liên tục thông báo đóng cửa, giải thể, khiến cho nhiều phụ huynh không đủ điều kiện gửi con vào trường công lập hết sức lo lắng. Họ đang phải tìm cách xoay xở tài chính, chật vật tìm  trường mới, người giúp việc trông con để đi làm, trang trải cuộc sống.

Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT đề xuất chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non tư thục

Tường Vân |

Dịch bệnh kéo dài, hàng loạt trường học phải giải thể, rao bán trường. Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã rà soát, đánh giá thực trạng và nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Nhưng đến hiện tại, giáo viên, cơ sở mầm non tư thục vẫn chưa biết cụ thể mình sẽ được hỗ trợ gì, như thế  nào để có thể bám trụ được với nghề.

Hàng loạt trường tư thục mầm non rao bán, "sang nhượng" cả cô lẫn trò

Tường Vân |

Dịch bệnh kéo dài, học sinh tạm dừng đến trường, hàng loạt trường mầm non tư thục ở 3 miền Bắc – Trung – Nam phải treo biển rao bán trường, hoặc đăng thông tin lên mạng xã hội để tìm người sang nhượng lại tài sản, kể cả giáo viên, học sinh.

Chủ trường mầm non tư thục "mất trắng" tiền tỉ, phải lau nhà thuê để trả nợ

Lan Nhi |

HÀ NỘI - Phải đóng cửa cơ sở vì dịch COVID-19, nhiều chủ trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội đang phải đi vay lãi, cầm cố sổ đỏ, lau nhà thuê để kiếm sống.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.