Tự chủ đại học: Làm sao để kiểm soát việc tăng học phí, lạm thu?

HUYÊN NGUYỄN |

Sau khi được tự chủ, không ít trường đại học sẽ quyết định tăng học phí. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng ta cần có những giải pháp căn bản hơn về vấn đề tài chính chứ không thể dựa vào học phí. Đó là thông tin được đưa ra tại Toạ đàm "Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo" ngày 9.9.

Không tránh khỏi việc tăng học phí

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - cho biết, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đã tập trung vào một số quy định liên quan tới tự chủ đại học. Trong đó vấn đề học phí được nhiều phụ huynh, sinh viên quan tâm.

Luật khẳng định rõ việc quyết định học phí là quyền của các trường. Tuy nhiên, việc này phải vừa bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng vẫn có lộ trình, thông báo công khai và phù hợp với khả năng chi trả, tiếp cận của người học ở các vùng quê khác nhau. Khi Nhà nước không cấp chi thường xuyên nữa, học phí cũng sẽ bù vào đó một phần, vì vậy, việc nâng học phí là không tránh khỏi.

Ông Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ông Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - cho rằng, khó tránh khỏi việc tăng học phí khi được giao tự chủ.

Ông Sơn cũng nói rõ, mức học phí sinh viên đang đóng vào chưa phải là 100% chi phí đào tạo mà mới là một phần, cơ sở vật chất vẫn đang được nhà nước hỗ trợ.

“Chúng ta phải làm sao để sinh viên thấy rõ việc đóng góp của mình được đầu tư trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất. Có như thế, chúng ta sẽ nhận được sự đồng thuận của sinh viên và phụ huynh”, ông Sơn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cho biết, với những đầu tư có sẵn của nhà nước cho các trường công lập cùng mức học phí như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta cần có những giải pháp căn bản hơn về vấn đề tài chính.

Ông Chương nhấn mạnh tới tạo cơ chế linh hoạt hơn nữa để các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục. Quan trọng nhất là phải làm rõ được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong lĩnh vực tài chính.

Ông Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ông Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh cần làm rõ việc tự chịu trách nhiệm của các trường khi được giao tự chủ.

“Tự chủ chúng ta hiểu rõ, nhưng tự chịu trách nhiệm thì như thế nào lại chưa có quy định chặt chẽ, để nhà trường tự chịu trách nhiệm một cách công khai, minh bạch, thuận lợi. Đó là những điều cần hoàn thiện”, ông Chương bày tỏ.

Cần căn cứ để kiểm soát lạm thu

Để kiểm soát tình trạng thu vượt, thu sai quy định, lạm thu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, các cơ sở giáo dục đại học công lập đáp ứng những quy định của khoản 2 điều 32 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên thì được tự chủ xác định mức thu học phí.

Việc xác định mức thu phải căn cứ vào định mức mức thu kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Ngoài ra, các trường cũng phải thực hiện chế độ về quản lý tài chính về kế toán, kiểm toán, công khai minh bạch thông tin.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Bà Thủy cho biết thêm trong thời gian tới, khi các trường tự xác định mức học phí, để hài hòa giữa nhà trường và sinh viên, đồng thời không gây sức ép quá lớn về tài chính cho các trường, Nhà nước cần sớm ban hành quy định về định mức kinh tế kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục đào tạo.

Việc này làm căn cứ để các trường ra được quyết định đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội có căn cứ để giám sát việc thực hiện của các trường về vấn đề này.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Trường đại học tuyển sinh “chui” sẽ bị cắt quyền tự chủ trong 5 năm

Đặng Chung |

Kê ‘khống” số lượng giảng viên cơ hữu để tăng chỉ tiêu, tuyển sinh chui, mập mờ về thông tin trong đề án tuyển sinh… Tất cả các trường có những vi phạm này sẽ bị cắt quyền tự chủ tuyển sinh trong 5 năm. Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), đây là biện pháp để các trường tăng cường minh bạch trong tuyển sinh, có trách nhiệm với người học và toàn xã hội.

Chính phủ đồng ý thí điểm tự chủ 4 bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thùy Linh |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 33/NQ-CP về thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện của các Bệnh viện: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện K. 

Tiến tới sẽ cho toàn bộ trường đại học tự chủ về tài chính, nhân sự

Đặng Chung (ghi) |

Ngày 11.12, Văn phòng Chủ tịch Nước đã công bố Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH). Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) - đã có trao đổi với Lao Động về một số nội dung đáng chú ý của Luật trước khi có hiệu lực vào năm 2019.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.