Tuyển sinh 2018: Phụ huynh hoang mang vì con đăng ký 20 nguyện vọng xét tuyển đại học

Đặng Chung |

Cho rằng đăng ký càng nhiều nguyện vọng, cơ hội đỗ đại học càng cao, nên nhiều học sinh đã đăng ký tận 20 nguyện vọng xét tuyển. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đăng ký nhiều chưa chắc cơ hội trúng tuyển đã cao, thậm chí còn gây lãng phí.

Thi nhau đăng ký nhiều nguyện vọng

Theo quy định của Bộ GDĐT, từ ngày 1-20.4, thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ 2018. Cũng như năm 2017, năm nay thí sinh tiếp tục không bị giới hạn nguyện vọng. 

Năm 2017, đã có thí sinh giữ kỷ lục khi đăng ký tới 48 nguyện vọng xét tuyển. Năm nay, theo khảo sát của PV Lao Động, tại Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), có học sinh đăng ký tới 25 nguyện vọng. Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) cũng có học sinh đăng ký 17 nguyện vọng. Nhiều trường khác, học sinh đăng ký ở mức trung bình từ 7-8 nguyện vọng.

Những ngày qua trên một số diễn đàn, nhiều học sinh lớp 12 cũng hồ hởi khoe số nguyện vọng mà mình đăng ký. Nhiều học sinh đã đăng ký kín tất cả 20 dòng trong tờ phiếu, tương đương với 20 nguyện vọng.

 
 
 Nhiều thí sinh đăng ký lên tới 20 nguyện vọng, vào các ngành học khác nhau của cùng một trường.

Mỗi nguyện vọng phải nộp mức phí là 30.000 đồng, nếu đăng ký mấy chục nguyện vọng như vậy, số tiền phải bỏ ra cũng không nhỏ. 

Một phụ huynh ở Hà Nội phản ánh đến Báo Lao Động, chia sẻ nỗi hoang mang giữa “ma trận” nguyện vọng mà con đăng ký. Chị cho hay, phần lớn bạn bè của con cũng đều đăng ký tận 20 nguyện vọng, vì nghĩ đây là điều kiện bắt học mà Bộ GDĐT đưa ra.

Tuy nhiên, Bộ GDĐT không có quy định nào ép buộc học sinh phải đăng ký đủ 20 nguyện vọng. Bộ không giới hạn, đăng ký bao nhiêu là quyền của thí sinh, dưới sự tư vấn của phụ huynh và nhà trường.  

Đăng ký bao nhiêu là đủ?

Theo lời khuyên của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Phụng, phụ huynh nên tư vấn cho con em mình đăng ký 5 - 6 nguyện vọng là được. Với số lượng nguyện vọng đăng ký như vậy, cơ hội đỗ đại học của thí sinh đã ở mức cao.

Để tăng cơ hội đỗ ĐH, trước khi đăng ký, thí sinh nên tìm hiểu về ngành học đó, cơ hội việc làm ra sao, biết năng lực sở trường của mình có phù hợp với ngành học hay không. 

Khi đã chọn được ngành học yêu thích, thí sinh sẽ ghi nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự: Nguyện vọng có thể hơi thấp so với năng lực để đề phòng rủi ro. Nhưng, cũng có những NV ngang bằng với năng lực của các em để khả năng trúng tuyển cao và có các NV cao hơn một chút so với khả năng để có những định hướng cố gắng phấn đấu.

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa (ĐH Quốc gia TPHCM), việc đăng ký quá nhiều nguyện vọng hoàn toàn không có nghĩa là tăng khả năng trúng tuyển. Thí sinh phải biết lựa chọn đâu là ngành mong muốn nhất để đặt nguyện vọng 1, vì nếu đã trúng tuyển một nguyện vọng trong danh sách đã đăng ký, thí sinh sẽ không được phép xét tuyển ở các nguyện vọng khác.

Việc đăng ký quá nhiều, theo phong trào, trong khi chưa tìm hiểu các thông tin về trường, điểm chuẩn các năm, cơ hội việc làm… sẽ dễ bị lựa chọn sai lầm hoặc gây lãng phí.
Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

NXB Giáo dục thừa nhận sai sót 16 ngành học tuyển sinh "biến mất”

Đặng Chung |

Liên quan đến việc 16 ngành học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền bỗng dưng biến mất trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học hệ chính quy, Cao đẳng, Trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018”, NXB Giáo dục VN đã chính thức lên tiếng chiều nay 11.4.

Có nên chọn nghề bị xã hội định kiến?

PHẠM MINH |

Khi chọn nghề bị xã hội định kiến, bạn phải có cái “tôi” thật mạnh mẽ, bản lĩnh hay nghề nghiệp chính là công việc của mình và không phải của xã hội..., là những quan điểm của các chuyên gia đưa ra tại ra talk show “Chuyện nghề, chuyện ta” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức vào chiều ngày 6.4.

Tuyển sinh 2018: Chạy theo ngành “hot” coi chừng “lợi bất cập hại”

Bích Hà |

Theo Thạc sĩ Phoenix Hồ Phụng Hoàng (chuyên gia tư vấn hướng nghiệp), độ “hot” của các ngành sẽ thay đổi liên tục theo thời gian, nếu thí sinh chạy theo một cách thiếu cân nhắc sẽ lợi bất cập hại.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.