Vì sao môn Lịch sử lại bị coi là “môn phụ”?

Hồng Nhật |

Lịch sử là môn học mang nhiều giá trị to lớn, tuy nhiên việc nhận thức về tầm quan trọng của môn học này đối với nhiều học sinh còn hạn chế. Điều này không chỉ xuất phát từ tư duy của nhiều phụ huynh và học sinh đối với môn học, mà còn từ phương pháp giảng dạy chưa tạo được nhiều hứng thú.

Lịch sử từng bị “ghẻ lạnh”

Không biết tự bao giờ, những môn học như Toán, Văn, Anh được phụ huynh và học sinh mặc định là “môn chính” và các môn học còn lại, trong đó có Lịch sử bị coi là “môn phụ”, chỉ học sinh chuyên khối C mới cần học, còn lại chỉ học để lấy điểm, học đối phó.

Nêu quan điểm về vấn đề này, thầy Nông Bình Dũng (giáo viên môn Lịch sử, trường THPT Chuyên Hà Giang) cho biết, tâm lý của nhiều phụ huynh luôn mong muốn con em mình vào những trường thuộc các ngành khoa học kỹ thuật, ngành dịch vụ, ngân hàng, kinh tế có thu nhập cao.

Trong khi đó, xu thế chọn lịch sử trong tổ hợp xét tuyển đại học sau khi học xong lớp 12 rất ít. Học sinh cũng lười học Lịch sử từ các cấp học dưới do nghĩ rằng khó học, khó nhớ và không quan trọng. Vì vậy, khi định hướng cho con em mình, phụ huynh đã chọn những môn học phục vụ cho việc thi của các khối ngành trên, dẫn tới việc Lịch sử từng bị “ghẻ lạnh” và không được lựa chọn ngay từ đầu.

“Môn Lịch sử không thu hút được người học cũng xuất phát từ đặc thù môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Hiện nay, việc dạy học môn Lịch sử chưa phát huy năng lực tự học của học sinh, khối lượng kiến thức khá nhiều, phương pháp dạy học còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn, ít gợi mở suy nghĩ học sinh” - thầy Dũng nhấn mạnh.

Lịch sử là môn học quan trọng trong nhà trường. Ảnh minh họa: Lê Nam
Lịch sử là môn học quan trọng trong nhà trường. Ảnh minh họa: Lê Nam

Lịch sử là môn học có nhiều giá trị thực tiễn

Mới đây, Sở GDĐT Hà Nội quyết định đưa Lịch sử trở thành môn thi thứ 4 trong kỳ thi vào lớp 10 tại các trường công lập. Điều này đã có tác động rõ rệt tới nhận thức của phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của môn học này.

Bàn về vai trò của môn học trong thời điểm hiện tại, thầy Dũng cho rằng, Lịch sử không chỉ là môn học để thi, môn học này giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế cho học sinh.

Đồng thời học Lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em.

“Hiện nay, Việt Nam ngày càng có uy tín trên trường quốc tế cho nên việc nắm sử Việt và biết sử thế giới là điều vô cùng quan trọng, nó giúp cho chúng ta có đủ định hướng, đủ phán đoán khi bước ra trường thế giới” - thầy Dũng nói thêm.

Xây dựng phương pháp học khoa học để chinh phục kỳ thi vào 10

Học sinh cần phải được tạo hứng thú trong học tập, nhằm khơi dậy tinh thần ham học của các em, thay đổi tư tưởng học đối phó. Bên cạnh đó, để học tốt môn học này, cả giáo viên và học sinh cần thay đổi phương pháp dạy và học.

“Điều quan trọng là người học có coi môn học này là môn khoa học và thật sự cần thiết hay không thì mới xác định được giá trị của bộ môn. Đừng bao giờ ngại Sử mà hãy yêu nó thì mới có thể học tốt. Thầy cô cũng cần đầu tư cho chuyên môn, nhiệt tình trong giảng dạy, thực hiện các phương pháp hợp lý, nhuần nhuyễn trong giảng dạy đối với từng cấp học khác nhau” - thầy Dũng chia sẻ.

Bên cạnh đó, để học hiệu quả môn Lịch sử cũng như đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, theo thầy Dũng, học sinh cần có phương pháp học khoa học, nên áp dụng việc học theo sơ đồ tư duy, bảng biểu.

Cô Phạm Linh Chi (giáo viên Lịch sử của Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội) đưa ra một vài kinh nghiệm giúp các em học sinh chinh phục được môn Lịch sử thi vào lớp 10.

Kiến thức Lịch sử được sắp xếp theo các tiến trình, cần phân chia các mảng kiến thức:

- Mảng kiến thức lịch sử Thế giới từ 1945 đến 2000 :

Khu vực Liên Xô và các nước Đông Âu

Khu vực Tây Âu, Mĩ và Nhật Bản

Khu vực Châu Á, Châu Phi, Mĩ la-tinh

Quan hệ quốc tế từ 1945 - nay

Thành tựu khoa học kĩ thuật từ 1945 - nay

- Mảng kiến thức lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000

Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1930

Lịch sử Việt Nam từ 1930 -1945

Thời kì kháng chiến chống Pháp 1945 -1954

Thời kì kháng chiến chống Mỹ và xây dựng Xã hội chủ nghĩa 1954 - 1975

Thời kì độc lập và xây dựng Xã hội chủ nghĩa 1975 đến 2000.


Hồng Nhật
TIN LIÊN QUAN

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Không phân biệt môn chính, môn phụ

Thiều Trang - Kim Nhung |

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn học văn hóa trong trường được phân phối với số lượng tiết ít nhiều khác nhau song đều có vai trò gần như ngang bằng, không phân biệt môn chính, môn phụ.

Bộ Nội vụ sẽ “gỡ rối” bất cập liên quan đến chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Đặng Chung |

Trong công văn trả lời Báo Lao Động, Bộ Nội vụ cho biết, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước đội ngũ công chức, viên chức, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập khi triển khai các quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Bỏ quan niệm phân biệt môn chính - môn phụ trong giáo dục

BÍCH HÀ - THIỀU TRANG |

Không biết tự bao giờ, quan niệm môn chính - môn phụ đã “ăn sâu” vào tâm thức của nhiều người. Vậy ngành giáo dục có quy định môn nào là môn chính, môn phụ không? Vì sao lại xuất hiện quan niệm môn chính - môn phụ trong tư duy của không ít người, dẫn đến hiện tượng học lệch, học tủ, “nhất bên trọng, nhất bên khinh”?

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.