Vinh danh 48 giáo viên hết lòng vì học sinh khuyết tật

Đặng Chung |

48 thầy cô, những tấm gương âm thầm và lặng lẽ cống hiến, từng ngày nâng ước mơ cho những đứa trẻ khuyết tật trên chặng đường hòa nhập cộng đồng. Hôm nay, họ đã được ghi nhận, tôn vinh.

Tối 15.11.2018, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động và Xã hội và Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2018. Chương trình năm nay tuyên dương các giáo viên đang dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã đến dự và phát biểu động viên các thầy cô.

 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao tặng bằng khen cho 48 thầy cô. 

Lặng lẽ thắp sáng những "ngọn nến cong"

Câu chuyện về thầy Võ Duy Quang (27 tuổi, giáo viên Trường Khiếm thính Lâm Đồng) khiến cả hội trường rưng rưng. Không may mắn khi bị khiếm thính từ nhỏ, hành trình để thực hiện ước mơ trở thành một nhà giáo của thầy đong đầy mồ hôi và nước mắt.

"Ngọn nến nào cũng có thể thắp sáng, dù thẳng hay cong", khi nghĩ được như vậy, thầy Quang đã không cho phép mình bỏ cuộc. Và bây giờ, bằng sự đồng cảm, thầy lặng lẽ đi thắp sáng những ngọn nến cong khác, ở chính mái trường đã nuôi dưỡng ước mơ, để nối tiếp sự nghiệp của những người đã nâng bước mình trưởng thành.

 
Thầy Võ Duy Quang và học trò. Ảnh: Phan Nhân 

Còn với cô Phạm Thị Thu Thanh (giáo viên Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TPHCM), nếu được lựa chọn lại, cô vẫn sẽ chọn nghề giáo, đặc biệt được dạy dỗ những đứa trẻ đặc biệt. Dù cho ngày này 10 năm trước, cô đã khóc nấc khi cầm trên tay quyết định về công tác tại mái trường Nguyễn Đình Chiểu, thậm chí giấu bố mẹ vì sợ gia đình lo lắng. 

Chính tinh thần lạc quan và nghị lực vươn lên trở thành người có ích của các học trò khiếm thị là động lực để cô không từ bỏ công việc. Bằng cả nhiệt huyết và sự thông hiểu của mình, cô Thanh và nhiều giáo viên khác đã tiếp thêm nghị lực để các học trò chưa may mắn thêm tự tin, dám ước mơ và thực hiện mơ ước.

"Sự hy sinh của thầy cô, nói bao nhiêu cũng không đủ..."

Tham dự và phát biểu tại buổi tri ân 48 thầy cô dạy học sinh khuyết tật, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam xúc động: "Sự hy sinh của các thầy cô, dù nói bao nhiêu cũng không đủ. Ngoài nghị lực, sự kiện trì còn là tấm lòng hết sức bao la...

Tất cả những tấm gương của thầy cô là sự nhắc nhở với cá nhân tôi và những người khác, là còn rất nhiều người thiệt thòi hơn mình nhưng vẫn luôn vươn lên trong cuộc sống. Nhiều thầy cô là người khuyết tật đã làm được những việc mà người bình thường chưa thể làm được.

Hơn 1 triệu thầy cô trên cả nước đều vô cùng trân trọng và nhắc nhở mình phải cố gắng hơn nữa để hoàn thành sự nghiệp trồng người". 

 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại sự kiện. 

Cũng theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, hiện nhiều trường học bình thường đã đón các cháu khuyết tật hòa nhập và đây không chỉ là nỗ lực của thầy cô, mà còn cả phụ huynh và học sinh.

Tuy nhiên, số trẻ khuyết tật đến trường hiện còn quá thấp. Vì vậy, việc vận động trẻ khuyết tật đến trường phải trở thành một nội dung quan trọng trong việc đổi mới giáo dục trong thời gian tới.

"Chúng ta phải tạo ra phong trào để tất cả mọi người cùng chung tay, giúp đỡ trẻ khuyết tật hòa nhập. Đây không chỉ là tình cảm, truyền thống mà còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta" - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Lương giáo viên hợp đồng từ 2,5 - 3,5 triệu/tháng có thể yêu nghề?

Xuân Hùng - Thành Trung |

Lương thấp, cơ hội tìm việc khi ra trường còn bấp bênh, nhiều giáo viên đeo đẳng theo nghề hàng chục năm không được vào biên chế… là nỗi niềm của ĐB Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) và một số đại biểu tại buổi thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 15.11.

Hà Nội vinh danh các giáo viên có nhiều tâm huyết, sáng tạo trong dạy học

Đặng Chung |

Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều giáo viên của Hà Nội đã có sáng kiến trong quá trình dạy học, làm lợi cho nhà trường và tạo nên những giờ học hứng thú với học sinh.

Giáo viên kêu gọi: “Hãy tặng chúng tôi phong bì ngày 20.11, đừng tặng hoa”

Bích Hà |

“Tặng giáo viên phong bì nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20.11”, tưởng rằng đây là chuyện tế nhị nhưng lại đang được thầy Đào Tuấn Đạt cùng các giáo viên của Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) kêu gọi học sinh và phụ huynh.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Lương giáo viên hợp đồng từ 2,5 - 3,5 triệu/tháng có thể yêu nghề?

Xuân Hùng - Thành Trung |

Lương thấp, cơ hội tìm việc khi ra trường còn bấp bênh, nhiều giáo viên đeo đẳng theo nghề hàng chục năm không được vào biên chế… là nỗi niềm của ĐB Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) và một số đại biểu tại buổi thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 15.11.

Hà Nội vinh danh các giáo viên có nhiều tâm huyết, sáng tạo trong dạy học

Đặng Chung |

Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều giáo viên của Hà Nội đã có sáng kiến trong quá trình dạy học, làm lợi cho nhà trường và tạo nên những giờ học hứng thú với học sinh.

Giáo viên kêu gọi: “Hãy tặng chúng tôi phong bì ngày 20.11, đừng tặng hoa”

Bích Hà |

“Tặng giáo viên phong bì nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20.11”, tưởng rằng đây là chuyện tế nhị nhưng lại đang được thầy Đào Tuấn Đạt cùng các giáo viên của Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) kêu gọi học sinh và phụ huynh.