Dự án giao thông có tiền nhưng không biết tiêu là một thất bại

Huân Cao |

Nhiều dự án giao thông tại TPHCM đang bị chậm tiến độ gây bức xúc cho người dân. Nguyên nhân những công trình này không hoàn thành đúng kế hoạch là do chậm giải ngân nguồn vốn mặc dù ngân sách đã rót đủ tiền.
Được Ngân sách rót đủ nhưng nhiều dự án giao thông vẫn bị chậm tiến độ do tốc tộ giải ngâm chậm.
Được ngân sách rót đủ nhưng nhiều dự án giao thông vẫn bị chậm tiến độ do tốc độ giải ngâm chậm.

Nhiều dự án giao thông chậm tiến độ

Có nhiều công trình giao thông tại TPHCM bị chậm tiến độ, không được đưa vào sử dụng như đúng kế hoạch ban đầu đặt ra để phục vụ người dân.

Điển hình là tại cửa ngõ phía Bắc thành phố, hiện có 2 dự án bị chậm tiến độ là nút giao tại Trường Đại học Quốc gia TPHCM và bến xe Miền Đông mới.

Trong đó, dự án bến xe miền Đông mới (quận 9), với tổng vốn đầu tư lên đến 4.000 tỉ đồng khởi công vào tháng 4.2017, dự kiến đưa vào sử dụng dịp Tết 2018 nhưng bị chậm tiến độ và phải lùi đến quý 1.2019.

Dự án hoàn thiện nút giao tại cổng chính Trường Đại học Quốc gia TPHCM được khởi công từ tháng 4.2017 với tổng vốn đầu tư hơn 160 tỉ đồng. Đây được xem là công trình giao thông trọng yếu trên tuyến xa lộ Hà Nội - Quốc lộ 1, nhưng bị chậm phần hầm chui nên chưa thể hoàn thành toàn tuyến.

Tương tự, khu vực cảng Cát Lái (quận 2), dự án nút giao thông Mỹ Thuỷ giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư hơn 800 tỉ đồng, được khởi công tháng 6.2016. Phần cầu vượt công trình dự kiến hoàn thành tháng 4.2018 nhưng phải lùi lại thêm 2 tháng mới được thông xe.

Nhiều dự án giao thông có đủ tiền nhưng không biết tiêu.
Nhiều dự án giao thông có đủ tiền nhưng không biết tiêu.

Có tiền nhưng không biết tiêu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các dự án hạ tầng giao thông tại ở TPHCM bị chậm tiến độ gây bức xúc trong dân. Trong đó có việc giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu thi công và chậm giải ngân là những nguyên nhân chủ yếu.

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM Bùi Xuân Cường việc giải ngân chậm, không tiêu được tiền dự án là do chậm giải phóng mặt bằng, trình độ năng lực quản lý điều hành của dự án.

“Nhiều công trình khởi công, có nguồn vốn nhưng chưa giải phóng mặt bằng nên không thể giải ngân được. Thời gian tới sẽ rà soát quy trình, trách nhiệm cụ thể trong khâu giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân” - ông Cường nói.

Tính đến tháng 11.2018, nhiều dự án giao thông tại TPHCM có tốc độ giải ngân chưa tới 60%.

Hiện Sở GTVT có hơn 450 dự án, kế hoạch vốn năm 2018 là hơn 4.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân đến nay mới đạt 2.600 tỷ (đạt 58%), còn 1.900 tỉ chưa giải ngân xong.

PGS.TS Tôn Nữ Huyền Trân trao đổi với PV Báo Lao Động.
PGS.TS Tôn Nữ Huyền Trân trao đổi với PV Báo Lao Động.

Dự án có tiền nhưng không biết tiêu là một thất bại

Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS Tôn Nữ Huyền Trân  - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đô thị cho rằng, nếu dự án giao thông bị chậm do thiếu vốn thì có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, những dự án có đủ vốn mà bị chậm tiến độ vì không biết tiêu tiền vào đâu, thì có thể xem là một thất bại.

"Ngành giao thông được ngân sách thành phố rót đủ ngân sách để đầu tư vào một dự án giao thông. Nhiệm vụ của họ là phải "biết tiêu" đúng và đủ số tiền này để công trình hoàn thành đúng tiến độ. Tuy nhiên, họ không tiêu hết tiền, chậm giải ngân dẫn đến công trình chậm tiến độ thì cũng đồng nghĩa trách nhiệm của họ chưa hoàn thành" - PGS.TS Tôn Nữ Huyền Trân nói.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Sau Công thương, tới các đại gia Tài chính, giao thông mang hơn 300.000 tỉ về siêu ủy ban

Khánh Hoà |

Sáng nay (12.11), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chia tay Bộ Tài chính để chuyển giao về siêu Ủy ban và trong chiều 12.11 5 đại gia ngành giao thông cũng được bàn giao.

Dự án giao thông 6.300 tỉ sai phạm "khủng", chỉ rút kinh nghiệm rồi được tái bổ nhiệm

Long Nguyễn |

Chuyện xảy ra tại Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam, do Tổng cục Đường bộ VN (TC ĐBVN) là chủ đầu tư, còn Ban Quản lý dự án 3 (Ban QLDA3) là cơ quan quản lý tổ chức.

Đừng để tắc nguồn lực tư nhân vào hạ tầng giao thông

Hoàng Tùng |

Trong 5 năm (từ 2011 - 2015), 186.660 tỉ đồng vốn tư nhân được đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động. Quốc hội, Chính phủ đều nhận định, thu hút đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư), trong đó có hợp đồng BOT là chủ trương nhất quán cần triển khai để phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng GTVT, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Lãi suất trái phiếu tiếp tục tăng, gấp đôi lãi gửi ngân hàng

Lục Giang |

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới trong năm nay đã lên đến 13,5%, loạt doanh nghiệp phát hành mới ở mức 12%, cao gấp đôi tiền gửi ngân hàng.

Khai trừ Đảng 2 Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên

Thanh Mai |

An Giang - 2 Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên là Nguyễn Bảo Sinh và Đào Văn Ngọc bị kỷ luật khai trừ Đảng.

Quán quân Olympia muốn góp sức cho công nghệ ở Việt Nam

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Quán quân Olympia 2024 muốn trở thành một lập trình viên máy tính, cố gắng đóng góp cho xã hội và đóng góp cho việc phát triển công nghệ ở Việt Nam.

Trấn Thành, Lý Hải lại chiếm lĩnh thị trường phim đầu 2025?

ĐÔNG DU |

Sau khi Trấn Thành công bố "Bộ tứ báo thủ" ra rạp dịp Tết 2025, thì chiều 14.10, Lý Hải cũng cho biết, phim "Lật mặt 8" sẽ công chiếu 30.4.2025.

Mất nước sạch, dân chung cư ở Hà Nội xếp hàng xách từng xô

Vân Trường |

Hà Nội - Do sự cố mất nước, tối 14.10, cư dân chung cư Gemek 1 (An Khánh, Hoài Đức) phải xếp hàng xách nước.

Sau Công thương, tới các đại gia Tài chính, giao thông mang hơn 300.000 tỉ về siêu ủy ban

Khánh Hoà |

Sáng nay (12.11), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chia tay Bộ Tài chính để chuyển giao về siêu Ủy ban và trong chiều 12.11 5 đại gia ngành giao thông cũng được bàn giao.

Dự án giao thông 6.300 tỉ sai phạm "khủng", chỉ rút kinh nghiệm rồi được tái bổ nhiệm

Long Nguyễn |

Chuyện xảy ra tại Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam, do Tổng cục Đường bộ VN (TC ĐBVN) là chủ đầu tư, còn Ban Quản lý dự án 3 (Ban QLDA3) là cơ quan quản lý tổ chức.

Đừng để tắc nguồn lực tư nhân vào hạ tầng giao thông

Hoàng Tùng |

Trong 5 năm (từ 2011 - 2015), 186.660 tỉ đồng vốn tư nhân được đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động. Quốc hội, Chính phủ đều nhận định, thu hút đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư), trong đó có hợp đồng BOT là chủ trương nhất quán cần triển khai để phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng GTVT, đáp ứng nhu cầu phát triển.