1 khúc sông 10 dự án thủy điện ở Nghệ An: Dân khổ sở "xin" được yên ổn

ANH ĐỨC - QUANG ĐẠI |

Một huyện có hơn 10 dự án thủy điện, 1 khúc sông bị chắn ngang thành nhiều nhà máy. Mùa nắng khô hạn, mùa mưa xả lũ ngập úng. Người dân huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) đang “xin” đừng thực hiện dự án thủy điện nữa để họ được yên ổn.

“Choáng” với quy hoạch thủy điện ở Nghệ An

Trong báo cáo của Sở Công Thương Nghệ An, tỉnh Nghệ An có 32 dự án với tổng công suất 1.359,9 MW đã được “cấp thẩm quyền” phê duyệt.

Trong đó, 13 nhà máy đã vận hành phát điện, 2 nhà máy đang chạy thử; 9 dự án đang triển khai thi công; 5 dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai; 3 dự án đã có trong quy hoạch được phê duyệt nhưng chưa có chủ trương đầu tư.

Những tồn tại mà nhà máy thủy điện để lại vẫn còn rất lớn.

Đơn cử dự án thủy điện Bản Vẽ. Năm 2005, thủy điện này ngăn dòng, năm 2009 phát điện hòa vào lưới điện quốc gia. Nhưng 13 năm qua vẫn còn 3/43 tuyến đường giao thông nội đồng ở khu tái định cư huyện Thanh Chương chưa được triển khai.

Tình trạng người dân bỏ khu tái định cư để quay về lòng hồ sinh sống tạm bợ vẫn còn diễn ra. Một số nhà ở do chủ đầu tư xây dựng cho bà con tái định cư ở huyện Tương Dương đã xuống cấp, nhiều hộ dân chưa được giao bổ sung đất lâm nghiệp.

Ngoài ra, một dự án thủy điện lớn khác của tỉnh Nghệ An là thủy điện Hủa Na cũng khiến người dân rất khổ sở. 

Hệ thống nước sinh hoạt của một số điểm tái định cư dự án này bị hư hỏng, chưa được sửa chữa. Đất khai hoang nằm trên đồi dốc nên độ phì nhiêu rất ít, dễ bị xói mòn, dẫn đến sản xuất nông nghiệp không hiệu quả. Đây là lí do người dân ở các khu tái định cư bỏ chỗ mới quay về chốn cũ.

Thủy điện Bản Vẽ (ảnh minh họa)
Thủy điện Bản Vẽ. Ảnh minh họa.

Chán cảnh sống lay lắt chờ đợi, dân “xin” dừng thủy điện

Năm 2011, các ban ngành rầm rộ về khảo sát để xây dựng hai dự án thủy điện Mỹ Lý và Nậm Mô 1 trên thượng nguồn sông Cả, thuộc địa bàn huyện Kỳ Sơn giáp ranh với Lào. Theo đó, hàng trăm hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng được nhận “lệnh” chuẩn bị di dời.

Từ đó, ròng rã 7 năm qua, hàng trăm hộ dân sống trong nghèo khó và thiếu thốn. 

Bà Kha Thị Bút, trú tại xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn bức xúc "Chúng tôi đợi mãi mà giờ có thấy xây gì đâu. Nhà cửa không dám sửa sang, mưa xuống ướt hết. Nhiều người bỏ bản đi rồi. Nếu họ không xây thì “xin” dừng đi, cho chúng tôi yên ổn sinh sống”.

người dân gặp khó khăn trong cuộc sống thường ngày do xây dựng quá nhiều thủy điện
Bà Kha Thị Bút, trú tại xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn

Mới đây trong phiên thảo luận tổ 5, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Nghệ An, khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021, một đại biểu huyện Con Cuông phán ánh thực tế ở địa phương, các hội nghị tiếp xúc cử tri có đến 80% ý kiến kiến nghị của cử tri và tiếp nhận 2/3 đơn thư của công dân liên quan đến các dự án thủy điện.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hoàng (huyện Kỳ Sơn) cũng cho biết, huyện này hiện có đến 10 dự án thủy điện, trong đó có 3 dự án đã đi vào hoạt động. Hiện tại, để triển khai dự án thủy điện Mỹ Lý phải di dời gần 500 hộ dân với khoảng 4.000 nhân khẩu. 

Ông Hoàng Văn Tám, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết:

"Việc đền bù giải phóng mặt bằng bên Sở NN&PTNT đã thẩm định và trình UBND tỉnh, nhưng chưa phê duyệt vì trong quá trình thực hiện theo Quyết định 64 của Thủ tướng yêu cầu làm cẩn thận hơn, kỹ hơn tránh tình trạng như thủy điện Hủa Na, Bản Vẽ sau đền bù, di dân tái định cư, xử lý hậu tái định cư rất vất vả. Yêu cầu chủ đầu tư phải rà soát lại, đây là 2 dự án thuộc thẩm quyền quốc gia"

Trả lời câu hỏi của phóng viên là nếu như để treo mãi sẽ tội dân ông Hoàng Văn Tám đáp: "Việc này Bộ Công Thương đã có thông báo kết luận số 212 ngày 2.8.2018, các dự án này, chuyện đẩy nhanh tiến độ giao cho chủ đầu tư, vấn đề thực hiện là ở tỉnh".

ANH ĐỨC - QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

3 Công ty thủy điện lớn cùng xả đáy: Vùng hạ du có tiếp tục bị lũ lụt đe dọa?

KHÁNH VŨ |

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, lưu lượng nước về các hồ Lai Châu, Hòa Bình lên nhanh, trong các ngày 4-5.8.2018, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có công điện lệnh 3 công ty thủy điện: Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La liên tiếp mở mỗi nhà máy 1 cửa xả đáy.

Cảnh tượng hoang tàn, tan nát ở bản làng sau vụ vỡ đập thủy điện Lào

Văn Phú |

Đập thuỷ điện Xe-Namnoy vỡ đêm 23.7 gây ra một thảm họa lớn với nước Lào, bởi sự cố xảy ra quá bất ngờ, người dân không kịp sơ tán. Những thiệt hại về người và vật chất cho tới nay vẫn chưa thể thống kê chính xác. 

Thủy điện miền Trung quy mô nhỏ, nhưng hậu họa lớn

THANH HẢI |

Miền Trung - địa bàn có mật độ thủy điện dày đặc. Riêng Quảng Nam, có đến 42 dự án thủy điện, tác động đến cuộc sống của hàng trăm nghìn dân ở hạ du. 

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.