ADB dự báo khởi sắc cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á

Thanh Hà |

Ngày 13.12, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nâng dự báo kinh tế cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương do nhu cầu trong nước mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng cao hơn dự kiến ở các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ.

Ngân hàng Phát triển châu Á nâng triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á đang phát triển trong năm 2023 lên 4,9%. Đây là mức tăng trưởng cao hơn so với dự báo 4,7% cho khu vực này được đưa ra hồi tháng 9. Triển vọng cho năm 2024 của khu vực châu Á đang phát triển là mức tăng trưởng 4,8%, giữ nguyên dự đoán trước đó.

ADB cho biết, nhu cầu trong nước mạnh mẽ, lượng kiều hối dồi dào hơn, du lịch phục hồi đang củng cố hoạt động kinh tế trong khu vực châu Á đang phát triển.

Tuy nhiên, triển vọng của các tiểu vùng không đồng đều, trong đó Đông Á được dự đoán tăng trưởng nhanh hơn ở mức 4,7% trong năm nay so với dự báo 4,4% của ADB vào tháng 9.

Nam Á cũng được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh hơn ở mức 5,7% trong năm nay, tăng so với mức 5,4% trước đó.

Ngân hàng Phát triển châu Á tăng dự báo với khu vực do nhu cầu trong nước mạnh mẽ đã thúc đẩy tăng trưởng cao hơn dự kiến ở Trung Quốc và Ấn Độ, theo ABS-CBN News.

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á tháng 12 năm 2023 của ADB dự báo nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm nay, tăng so với dự báo trước đó là 4,9%. Điều này là nhờ tiêu dùng hộ gia đình và hoạt động công nghiệp ở Trung Quốc đã đẩy tăng trưởng của nước này trong quý 3. ADB vẫn duy trì dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới năm 2024 ở mức 4,5%

Triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ được ADB nâng từ mức 6,3% lên 6,7% do tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9 ở nước này.

Trong khi đó, tổ chức cho vay đa phương có trụ sở tại Philippines hạ dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á từ 4,6% trước đó xuống còn 4,3% do tăng trưởng sản xuất không mấy tươi sáng của các quốc gia trong khu vực.

Theo Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á, dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 là 5,2% so với mức 5,8% của dự báo trước đó. ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam sẽ được duy trì ở mức 6%. Ngoài ra, theo ngân hàng này, lạm phát tại Việt Nam dự báo được duy trì ở mức 3,8% trong năm 2023 và 4% vào năm 2024.

Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế ở vùng Caucasus và Trung Á cũng tăng nhẹ, trong khi dự báo cho các nền kinh tế ở Thái Bình Dương không thay đổi.

Châu Á đang phát triển gồm 46 nền kinh tế thành viên mới nổi của Ngân hàng Phát triển châu Á, trải dài từ Kazakhstan ở Trung Á đến Quần đảo Cook ở Thái Bình Dương, không tính Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Theo Tân Hoa Xã, rủi ro với triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á đang phát triển là lãi suất tăng liên tục ở Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác có thể góp phần gây bất ổn tài chính ở những nền kinh tế dễ bị tổn thương, đặc biệt là những nước có nợ cao.

Nhà kinh tế trưởng Albert Park của Ngân hàng Phát triển châu Á lưu ý: “Châu Á đang phát triển tiếp tục tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ bất chấp môi trường toàn cầu đầy thách thức. Lạm phát trong khu vực cũng đang dần được kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro, từ lãi suất toàn cầu tăng cao đến các sự kiện khí hậu như El Nino. Các chính phủ ở châu Á và Thái Bình Dương cần phải luôn cảnh giác để đảm bảo rằng nền kinh tế của họ có khả năng phục hồi và tăng trưởng là bền vững".

Trong báo cáo mới nhất, dự báo lạm phát trong khu vực châu Á đang phát triển trong năm nay giảm từ 3,6% xuống còn 3,5%. Trong năm tới, lạm phát trong khu vực dự kiến lên 3,6%, tăng nhẹ so với dự báo trước đó là 3,5%.

Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á cũng cảnh báo, sự gián đoạn nguồn cung tiềm tàng do hiện tượng El Nino hoặc xung đột Nga - Ukraina có thể kích thích lại lạm phát, đặc biệt là vấn đề lương thực và năng lượng.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Khoa học công nghệ và nhân lực chất lượng cao là chiếc đũa thần cho nền kinh tế

Minh Ánh |

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện nay đang đứng trước cơ hội rất lớn để kết nối, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu qua đầu tư FDI, tuy nhiên lao động trong ngành này hiện đang mắc phải vấn đề lớn về lượng nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng để nâng cao sản xuất.

Nền kinh tế Nga không còn phụ thuộc vào năng lượng

Thanh Hà |

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, nền kinh tế Nga đã tăng trưởng 3,2% trong năm nay, phần lớn nhờ vào các lĩnh vực không liên quan đến năng lượng.

146.000 doanh nghiệp thành lập từ đầu năm, góp 3.150 tỉ vào nền kinh tế

Đức Mạnh |

Tính chung 11 tháng năm 2023, cả nước có hơn 146 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tổng số vốn đăng ký là 1.366,2 nghìn tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là 974,1 nghìn lao động.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.