Bộ Công Thương bất ngờ muốn "chia tay" loạt tập đoàn doanh thu nghìn tỉ

Cường Ngô |

Bộ Công Thương muốn chuyển nguyên trạng hàng loạt "ông lớn" trực thuộc quản lý của ngành như VEAM, Habeco... cho Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc giám sát tình hình thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Bộ này cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai, kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp do bộ làm đại diện chủ sở hữu.

Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất bàn giao đồng thời và nguyên trạng tất cả doanh nghiệp do bộ đang làm đại diện chủ sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC giai đoạn 2022-2025.

Lý do Bộ Công Thương đưa ra đó là nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp tốt thì nhận bàn giao, doanh nghiệp không tốt thì không nhận và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước.

Các doanh nghiệp đề xuất chuyển giao gồm: Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco); Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE); Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam; Công ty Cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp; Công ty Cổ phần Nông thổ sản Việt Nam; Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp và Vật liệu xây dựng; Công ty TNHH MTV Xây lắp thương mại và vật liệu xây dựng BMC; Công ty Cổ phần Viện nghiên cứu dệt may; Công ty Cổ phần Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI.

Một dây chuyền sản xuất của Habeco. Ảnh: Nguyễn Long
Một dây chuyền sản xuất của Habeco. Ảnh: Nguyễn Long

Theo Bộ Công Thương, trong số các doanh nghiệp trên, nhiều ông lớn đang sở hữu mức doanh thu, lợi nhuận cả nghìn tỉ đồng/năm. Điển hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm của các công ty như VEAM là 6.170 tỉ đồng; Habeco là 2.078 tỉ đồng; MIE là 584 tỉ đồng; Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam là 4.675 tỉ đồng...

Bộ Công Thương cũng thực hiện quyết toán cổ phần hóa với các đơn vị chưa quyết toán khi chuyển sang công ty cổ phần. Tuy nhiên, bộ này cho biết, đến nay, có ba doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán cổ phần hóa gồm Tổng Công ty Thép (VNSteel), Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM), Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE) do còn tồn tại khó khăn, vướng mắc.

Trong đó, việc thực hiện quyết toán cổ phần hóa với VNSteel gặp vướng mắc liên quan đến đất đai khi cổ phần hóa công ty mẹ; tại VEAM là do xảy ra một số vi phạm pháp luật, cơ quan điều tra đang điều tra xử lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng đất đai, các khoản công nợ; tại MIE là do vướng mắc liên quan đến khoản đầu tư của Công ty Cơ khí Hà Nội.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo EVN đã kiểm điểm vì thiếu điện, liệu Bộ Công Thương có vô can?

Cường Ngô - Phúc Đạt |

Chuyên gia năng lượng cho rằng, để xảy ra thiếu điện, ngoài trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), còn có trách nhiệm Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Hai cơ quan này chưa đôn đốc thường xuyên, chưa sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành.

EVN kiểm điểm những gì sau kết luận thanh tra của Bộ Công thương?

Bằng Linh |

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo về việc thực hiện Kết luận thanh tra số 4463/KL-BCT của Bộ Công Thương sau khi EVN để xảy ra tình trạng thiếu điện.

Chậm ban hành Nghị định 95 về xăng dầu là trách nhiệm của Ban soạn thảo, trong đó có Bộ Công Thương

Cường Ngô |

Sau nhiều lần trì hoãn, đến ngày 18.7.2023, Bộ Công Thương mới trình Chính phủ bản dự thảo sửa đổi nghị định về kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, đến bao giờ Nghị định 95 mới được phê duyệt vẫn là câu hỏi lớn đối với dư luận?

Doanh nhân Việt Nam: Tâm - Tài - Trí - Dũng

Thùy Linh |

Tròn 20 năm trước, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Triệu tập người chồng sau cái chết bất thường của vợ cũ

Hoài Phương |

Bình Định - Cơ quan công an đã triệu tập, làm việc với người chồng để điều tra về cái chết bất thường của người vợ cũ ở huyện Hoài Ân.

Bà trùm ma túy Oanh "Hà" nói về tính mê tín của đối tác lớn

Việt Dũng |

Khi đóng 36 bánh heroin trong thùng các-tông đưa cho đàn em, bà trùm ma túy Oanh “Hà” dặn phải giao cho đối tác lúc 13h kém vì người này "rất mê tín".

Sắp khai thác cao tốc Bến Lức - Long Thành, giảm kẹt xe QL 51

HÀ ANH CHIẾN |

Cao tốc Bến Lức - Long Thành, đoạn qua Đồng Nai sắp khai thác tạm, dự kiến trong tháng 11.2024, giúp giảm kẹt Quốc lộ 51, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Israel dùng xe tăng tàn phá khu tị nạn ở Gaza

Bùi Đức |

Ngày 12.10, loạt pháo kích từ xe tăng của Israel ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở vật chất và người dân ở thành phố Jabalia thuộc Dải Gaza.

Lãnh đạo EVN đã kiểm điểm vì thiếu điện, liệu Bộ Công Thương có vô can?

Cường Ngô - Phúc Đạt |

Chuyên gia năng lượng cho rằng, để xảy ra thiếu điện, ngoài trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), còn có trách nhiệm Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Hai cơ quan này chưa đôn đốc thường xuyên, chưa sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành.

EVN kiểm điểm những gì sau kết luận thanh tra của Bộ Công thương?

Bằng Linh |

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo về việc thực hiện Kết luận thanh tra số 4463/KL-BCT của Bộ Công Thương sau khi EVN để xảy ra tình trạng thiếu điện.

Chậm ban hành Nghị định 95 về xăng dầu là trách nhiệm của Ban soạn thảo, trong đó có Bộ Công Thương

Cường Ngô |

Sau nhiều lần trì hoãn, đến ngày 18.7.2023, Bộ Công Thương mới trình Chính phủ bản dự thảo sửa đổi nghị định về kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, đến bao giờ Nghị định 95 mới được phê duyệt vẫn là câu hỏi lớn đối với dư luận?