Cần lấp chỗ trống quy định bảo vệ người vay tiêu dùng

Văn Nguyễn |

Việc chưa có quy định tách riêng cho người tiêu dùng tài chính cũng như khách hàng vay tiêu dùng trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng khiến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính nói chung và các khách hàng vay tiêu dùng nói riêng tại Việt Nam đang bị bỏ trống.

Thiếu quy định riêng bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Đối với hoạt động bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính hiện nay, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho hay đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ổn định tài chính và tài chính toàn diện.

Tuy nhiên cũng theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, tại Việt Nam, bảo vệ người tiêu dùng chủ yếu dựa trên căn cứ pháp lý là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng chưa có quy định riêng về bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Trong khi đó, các luật theo các lĩnh vực tài chính như Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán hay Luật Kinh doanh bảo hiểm có quy định về việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng nhưng chưa đầy đủ và thiếu những hướng dẫn cụ thể xử lý kịp thời, hiệu quả các khiếu nại của người tiêu dùng tài chính. Chưa kể Việt Nam hiện cũng chưa có các tổ chức chuyên trách quản lý tập trung đối với việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Theo nhận định của TS Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (NHNN) - vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính nói chung và các khách hàng vay tiêu dùng nói riêng tại Việt Nam hiện nay vẫn đang bị bỏ trống. Việc bảo vệ người tiêu dùng hiện nay chủ yếu dựa trên Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Tuy nhiên theo bà Hiền, luật không có các quy định tách riêng người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ tài chính với các đối tượng người tiêu dùng khác, dẫn đến hiện nay chưa có một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Cần xem người vay là đối tượng dễ bị tổn thương

Thực tế tại Việt Nam hiện nay, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính có liên quan đến 4 cơ quan là NHNN, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin - Truyền thông và Hội Bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho rằng các cơ quan này đều chưa có bộ phận chuyên trách cũng như các quy trình quản lý cụ thể để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Hơn nữa, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trên cũng chưa rõ ràng và thiếu ràng buộc vì vậy việc xử lý các xung đột lợi ích xảy ra khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính vẫn khá lúng túng.

Chính do luật chưa có các quy định riêng cho người tiêu dùng tài chính cho thấy nhóm này chưa được xem là đối tượng dễ bị tổn thương và đòi hỏi phải có các quy định bảo vệ phù hợp. Thực tế cho thấy, người tiêu dùng tài chính sẽ dễ dàng gặp phải 5 nhóm rủi ro xung đột lợi ích, gồm: Rủi ro về phát triển sản phẩm (sản phẩm, dịch vụ tài chính không tuân thủ các yêu cầu pháp lý); rủi ro về công nghệ (độ tin cậy của hệ thống bảo mật, lỗi hệ thống thông tin); rủi ro tiếp thị (quảng cáo sai sự thật, các mức thu phí dịch vụ…), rủi ro gian lận (giám sát giao dịch, giám sát nhân viên tổ chức tín dụng) và rủi ro bán hàng (giao dịch nhầm, lộ thông tin khách hàng). TS Nguyễn Thị Hiền cho rằng việc đặc thù hóa đối tượng người tiêu dùng tài chính vì vậy là cần được đặt ra để có các quy định pháp lý bảo vệ quyền lợi phù hợp.

Bên cạnh việc cần thiết thành lập các cơ quan chuyên trách và thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và Hội bảo vệ Người tiêu dùng về bảo vệ người tiêu dùng tài chính, nhiều ý kiến đề xuất cần sớm xây dựng chương trình đào tạo, giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính cũng như đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Mạo danh công ty tài chính, lừa đảo cho vay tiêu dùng dịp cuối năm

Bảo Chương |

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, rất nhiều người thu nhập thấp, công nhân lao động đã tìm đến các thông tin cho vay tiền tiêu dùng được quảng cáo trên facebook hoặc zalo. Cứ nghĩ là vay tiền từ công ty tài chính như ngân hàng, nhưng sau đó nhiều người lao động mới “té ngửa” mình đã “sập bẫy” vay tiêu dùng lãi suất cao hoặc rơi vào tình trạng bị lừa đảo.

Công nhân vay tiêu dùng: Vay một lần là… sợ

Bảo Hân |

Nghe theo lời quảng cáo thủ tục nhanh, gọn, nhiều công nhân (CN) đã vay tiêu dùng để có tiền trang trải sinh hoạt trước mắt. Nhưng sau khi vay, họ mới hối hận bởi số tiền phải trả thường phải gần gấp đôi số tiền vay và thường xuyên phải sống trong nỗi lo lắng, bất an.

Thận trọng khi vay tiêu dùng qua Zalo Bank

Văn Nguyễn |

Trong các ngày gần đây, trên ứng dụng mạng Zalo xuất hiện các thông tin liên quan đến việc cho vay tín chấp và các sản phẩm tài chính cá nhân dưới tên gọi Zalo Bank dễ gây lầm tưởng mạng xã hội này được phép triển khai các hoạt động liên quan đến cho vay tín chấp. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các thủ tục xét duyệt khoản vay, cấp hạn mức cho vay, không cần tài sản đảm bảo... một cách dễ dàng sẽ tiềm ẩn rủi ro...

Siêu máy bay C17 đưa sĩ quan Việt Nam đi gìn giữ hòa bình

VƯƠNG TRẦN - HẢI NGUYỄN |

Máy bay siêu vận tải C17 của không quân Australia sẽ chở các chiến sĩ "mũ nồi xanh" Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Điều khách Tây “choáng” nhất khi đi trên vỉa hè ở Việt Nam

nguyễn đạt |

Khách Tây hóm hỉnh nhận xét vỉa hè Việt Nam có thể dành cho tất cả các hoạt động, ngoại trừ việc đi bộ.

Lộ nhiều sai phạm của doanh nghiệp khai thác đá ở Lâm Đồng

Hoài Thanh |

Lâm Đồng - Suốt nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc đã ngang nhiên khai thác đá ở ngoài ranh giới và phạm vi được cấp phép.

Ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông

BẢO LÂM |

Ông Hồ Xuân Trường được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Israel bị bủa vây khắp Trung Đông

Bùi Đức |

Bên cạnh những cuộc giao tranh khốc liệt với Hezbollah, Israel còn phải đối đầu với nhiều nhóm vũ trang phi nhà nước khác ở khu vực Trung Đông.

Mạo danh công ty tài chính, lừa đảo cho vay tiêu dùng dịp cuối năm

Bảo Chương |

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, rất nhiều người thu nhập thấp, công nhân lao động đã tìm đến các thông tin cho vay tiền tiêu dùng được quảng cáo trên facebook hoặc zalo. Cứ nghĩ là vay tiền từ công ty tài chính như ngân hàng, nhưng sau đó nhiều người lao động mới “té ngửa” mình đã “sập bẫy” vay tiêu dùng lãi suất cao hoặc rơi vào tình trạng bị lừa đảo.

Công nhân vay tiêu dùng: Vay một lần là… sợ

Bảo Hân |

Nghe theo lời quảng cáo thủ tục nhanh, gọn, nhiều công nhân (CN) đã vay tiêu dùng để có tiền trang trải sinh hoạt trước mắt. Nhưng sau khi vay, họ mới hối hận bởi số tiền phải trả thường phải gần gấp đôi số tiền vay và thường xuyên phải sống trong nỗi lo lắng, bất an.

Thận trọng khi vay tiêu dùng qua Zalo Bank

Văn Nguyễn |

Trong các ngày gần đây, trên ứng dụng mạng Zalo xuất hiện các thông tin liên quan đến việc cho vay tín chấp và các sản phẩm tài chính cá nhân dưới tên gọi Zalo Bank dễ gây lầm tưởng mạng xã hội này được phép triển khai các hoạt động liên quan đến cho vay tín chấp. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các thủ tục xét duyệt khoản vay, cấp hạn mức cho vay, không cần tài sản đảm bảo... một cách dễ dàng sẽ tiềm ẩn rủi ro...