Cho vay ngang hàng (P2P)- vay tiền nhanh, dễ đi kèm với rủi ro tiềm ẩn

Lan Hương |

“Vay tiền nhanh trong 30 phút mà không cần gặp mặt”, “Đầu tư lãi suất 20%/năm”, “63 nghìn tỉ đồng đã giải ngân” là quảng cáo của các công ty cho vay ngang hàng - P2P. Hình thức cho vay trực tuyến nở rộ ở Việt Nam nhưng hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý. Vậy bản chất P2P là gì?

Ông Phạm Xuân Hoè - chuyên gia phân tích ngân hàng
Ông Phạm Xuân Hoè - chuyên gia phân tích ngân hàng

PV Báo Lao Động đã trao đổi với ông Phạm Xuân Hoè – chuyên gia ngân hàng để hiểu thêm về P2P.

“Điều khiến tôi trăn trở là cơ quan nào sẽ đứng ra thẩm định sàn kết nối (platform) trực tuyến đảm bảo an toàn? Ai sẽ bảo vệ người đi vay và cho vay?

Nếu xảy ra tình trạng đòi nợ theo kiểu xã hội đen có thể dẫn tới tình trạng bất ổn trong xã hội. Câu hỏi lớn nhất là nếu hoạt động P2P kết nối với các hoạt động ngầm thì ai sẽ đứng ra kiểm soát thu hồi thuế với các hoạt động này?”, ông Phạm Xuân Hoè nói.

Cho vay ngang hàng là gì?

“Bản chất cho vay ngang hàng, nếu hiểu nôm na khi không có công nghệ là người A cho người B vay tiền, đó là giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, thời đại công nghệ 4.0, P2P là khoản cho vay trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay thông qua nền tảng công nghệ số kết nối trực tuyến (platform) mà không qua trung gian tài chính”, ông Phạm Xuân Hoè cho biết.

 
Mô hình hoạt động của các công ty cho vay ngang hàng - P2P
 “Các công ty cho vay ngang hàng có 3 dạng. Một là đơn thuần cung cấp sàn công nghệ như Grab, Uber và đứng giữa ăn phí. Hai là công ty P2P cam kết bảo lãnh và hỗ trợ đòi nợ. Ba là các công ty P2P có thể huy động vốn. Tôi cho rằng hình thức thứ 2 và thứ 3 nếu được cho phép áp dụng ở Việt Nam thì việc quản lý rất khó khăn, phức tạp và rủi ro lớn”, ông Phạm Xuân Hoè nói. 

Dễ dàng vay, giải ngân nóng

Ở góc độ người đi vay, cho vay trực tuyến giúp người có nhu cầu cấp bách dễ dàng tiếp cận vốn trong thời gian nhanh.

Nếu đúng ra, việc cắt giảm trung gian tài chính thì lãi suất cho vay thấp hơn, nhưng công nghệ đã giải quyết được vấn đề quản lý, tiết giảm chi phí, thời gian.

 
Cho vay ngang hàng đang phát triển mạnh tại Việt Nam

Nhưng thực tế Việt Nam không như vậy. Theo ông Phạm Xuân Hoè, ở góc độ người cho vay sẽ thu lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm thông thường, người cho vay có thể tiếp cận được nhiều người vay một lúc, có thể phân tán rủi ro.

P2P giúp cho các kênh dẫn vốn trên thị trường trở nên đa dạng, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho người dân. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc siêu nhỏ khi nhu cầu vốn ngắn hạn có thể tiếp cận nguồn tín dụng dễ dàng hơn.

“Nếu mô hình P2P được quản lý tốt sẽ thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới sáng tạo cho nền kinh tế. Việc phân bổ nguồn lực tài chính hiệu quả hơn theo nguyên tắc thị trường”, ông Phạm Xuân Hoè nhận định.

Rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động P2P

Tuy nhiên, rủi ro cho lĩnh vực P2P là không nhỏ. Người cho vay có nguy cơ mất trắng tiền khi không có bảo hiểm, hành lang pháp lý bảo hộ.

“Hàng loạt vấn đề rắc rối như thông tin người vay có thể giả mạo, không kiểm soát việc sử dụng vốn nên có thể dẫn tới nợ xấu.

Tệ hơn, trong trường hợp hacker tấn công sập sàn, mất hết dữ liệu, hợp đồng vay điện tử, chữ ký số mất hết..  thì người cho vay lấy căn cứ gì để đòi tiền? Hay đối với các sàn cho vay ảo dưới dạng lừa đảo thì hậu quả sẽ ra sao?”, ông Phạm Xuân Hoè nói.

Hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý cho P2P
Hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý cho P2P

Về phía người đi vay chịu rủi ro bị chặt chém về lãi suất và phí do thiếu hiểu biết. Thông tin cá nhân của người đi vay cung cấp sàn có thể bị rò rỉ, lộ, bán thông tin. Nếu không trả được nợ, người vay tiền có thể phải chịu các biện pháp đòi nợ kiểu xã hội đen.

Phần 2: Hơn 400 công ty P2P phá sản ở Trung Quốc, bài học nào cho Việt Nam tránh cú vấp cay đắng?

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Phó Thống đốc NHNN nói gì về quản lý cho vay ngang hàng P2P?

Lan Hương |

Cho vay ngang hàng (P2P) ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam. Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) - bà Nguyễn Thị Hồng cho biết P2P Lending là hình thức giao dịch dân sự và trong pháp luật hiện hành chưa có quy định giao cho cơ quan chức năng nào quản lý hoạt động này.

NHNN cảnh báo hình thức cho vay ngang hàng (P2P) tiềm ẩn nhiều rủi ro

L.H |

Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết mô hình P2P hiện nay quảng cáo không minh bạch về mức lợi nhuận, không cung cấp hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác về các rủi ro mà các bên tham gia có thể gặp phải, đưa ra mức lãi suất cao phi thực tế để lôi kéo người cho vay tham gia.

Cho vay ngang hàng - Ai quản?

DẠ THẢO |

Như những con sóng ngầm, dịch vụ cho vay trực tuyến không qua ngân hàng hay còn gọi là cho vay ngang hàng (P2P) đang bùng phát tại Việt Nam, khi mà một số đơn vị cho vay đã biến tướng thành cho vay nặng lãi, tín dụng “đen”. Rất nhiều người đã tham gia, kéo theo những hệ lụy tiêu cực.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.