Có được giữ tài sản của người vay tiền để siết nợ?

Minh An |

Nếu chủ nợ đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần con nợ (kéo nhiều người đến để thị uy) nhằm đòi tiền, chiếm đoạt tài sản để siết nợ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015.

Bên cạnh vay nợ, nhiều giao dịch dân sự phổ biến khác trong cuộc sống hàng ngày cũng phát sinh nghĩa vụ trả nợ như mượn tài sản, mua bán tài sản nhưng không trả đủ tiền khi đến hạn thanh toán.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu con nợ vi phạm nghĩa vụ thanh toán, hai bên có thể thỏa thuận về hướng giải quyết như gia hạn, miễn, giảm lãi... Trường hợp không thương lượng được, chủ nợ có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Người khởi kiện có quyền yêu cầu tòa án kê biên, phong tỏa tài sản của con nợ để tránh việc tẩu tán tài sản, đảm bảo thi hành án sau này cũng như sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cấm như sử dụng báo chí, truyền thông...

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp, do nhận thức hạn chế mà chủ nợ vô tình vi phạm pháp luật hoặc nhận thức được hành vi, cách thức đòi nợ là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện (chủ yếu diễn ra trong hoạt động cho vay tín dụng đen) như: đổ chất bẩn; đến khu vực nhà con nợ chửi bới hoặc có hành vi khác gây rối trật tự công cộng nhằm tạo áp lực; tự ý lấy tài sản của con nợ mang đi (siết nợ).

Những hành vi nói trên là phạm pháp và sẽ bị xử lý theo Bộ luật Hình sự 2015, tùy thuộc hành vi siết nợ.

Trường hợp chủ nợ (hoặc người đại diện thông qua ủy quyền) dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công (có thể là chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản) không thể chống cự được như đấm, đá, dùng hung khí khống chế nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cướp tài sản theo điều 168 Bộ luật Hình sự 2015. Mức hình phạt cao nhất đối với tội này đến tù chung thân.

Trường hợp chủ nợ đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần con nợ (kéo nhiều người đến để thị uy) nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cưỡng đoạt tài sản theo điều 170 Bộ luật Hình sự 2015. Mức hình phạt cao nhất với tội này đến 20 năm tù.

Với hai hành vi trên, pháp luật đều không đòi hỏi tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bao nhiêu trở lên thì mới phạm tội. Do vậy, về nguyên tắc có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc hoặc đe dọa sẽ dùng vũ lực... để chiếm đoạt tài sản thì tội phạm đã hoàn thành. Việc đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa không phải là căn cứ định tội đối với hành vi phạm tội.

Minh An
TIN LIÊN QUAN

Khi nào việc vay nợ trở thành quan hệ hình sự?

Minh An |

Việc vay mượn tiền là quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Nếu có tranh chấp về hợp đồng vay tiền thì các bên có thể gửi đơn tới Tòa án nơi bị đơn cư trú để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Tin nhắn trên Facebook, Zalo có được coi là bằng chứng để đòi nợ?

Minh An |

Nhiều trường hợp cho người quen vay số tiền vài chục triệu hoặc vài trăm triệu đồng nhưng lại không làm hợp đồng vay tài sản (giấy vay tiền) mà chỉ nói miệng hoặc trao đổi qua tin nhắn trên điện thoại, Facebook, Zalo. Vậy, đây có được coi là bằng chứng để đòi nợ không?

Vu vạ nợ "đánh bạc bằng miệng" để cưỡng đoạt 4,6 tỉ đồng

Việt Dũng |

Trong nhóm đứng ra đòi nợ anh D. trả tiền nợ "đánh bạc bằng miệng" 4,6 tỉ đồng, có Đặng Văn Ích cùng tham gia đánh nạn nhân, gây sức ép, cưỡng đoạt tiền.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.