TRƯỚC NGUY CƠ KHÁT NƯỚC:

ĐBSCL lại “khát” biện pháp khả thi

LỤC TÙNG |

ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ khát nước. Điều này khiến ĐBSCL không chỉ đối mặt với thách thức trong sản xuất lúa gạo, cá tôm mà còn là nguy cơ sạt lở, sụp lún. Nhưng đáng lo hơn là đến nay, ĐBSCL lại thiếu biện pháp cải thiện bền vững. 

Đó là nội dung chính của Hội thảo khởi động dự án (DA) Thí điểm mô hình sinh kế dựa vào nước lũ nhằm hỗ trợ chiến lược trữ nước lũ cho ĐBSCL do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cùng 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang tổ chức tại Đồng Tháp vào cuối tuần qua.

Vùng sông nước... khát nước

Ông Andrew Wyatt - Quản lý Chương trình ĐBSCL của IUCN - cho biết, sau 11 năm (2000-2011), trữ lượng nước lũ tổng cộng ở vùng ĐBSCL đã giảm đi phân nửa. Cụ thể, tại 2 vùng trữ lũ tự nhiên là Đồng Tháp Mười (ĐTM), Tứ giác Long Xuyên (TGLX), tổng diện tích ngập lũ giảm lần lượt là 45.000ha và 110.000ha. Theo ông Wyatt, các nghiên cứu cho thấy, việc giảm trữ lượng lũ ở ĐBSCL không chỉ gia tăng ngập lũ vùng thấp hơn, mất phù sa và giảm độ màu của đất, giảm nguồn thủy sản.

“Việc mất đi các vùng hấp thu lũ đã làm giảm lượng nước ngọt từ sông Mekong giúp trung hòa và giảm tác động của xâm nhập mặn” - ông Wyatt nhấn mạnh thêm: “Theo dự báo, khu vực này sẽ tiếp tục gia tăng tổn thương trong thời gian tới do những tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu và những cơ sở hạ tầng do con người xây dựng để điều tiết nước nhằm tăng cường sản xuất.”. Cụ thể, toàn vùng có 3.900 con kênh đã trực tiếp đưa lượng nước chảy trên sông Mekong trong mùa lũ đi nhanh hơn, gây giảm vùng trữ lũ - nơi bổ sung nước cho ĐBSCL vào mùa khô. Và điều này dẫn đến nhiều hệ lụy. Đáng lo nhất là, tới đây, mỗi năm ĐBSCL sẽ có thêm 1 tháng hạn hán.

“Thua” ngay vạch xuất phát

Tại hội thảo, ông Wyatt cho rằng, để cải thiện điều này, IUCN Việt Nam đã lập DA bảo tồn và phục hồi chức năng hấp thu lũ của ĐBSCL. Cụ thể, là bảo tồn mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ với sinh lợi cao, rủi ro thấp, qua đó thuyết phục người làm lúa vụ 3 cho nước lũ tràn vào đất canh tác để phục hồi diện tích ngập lũ ở vùng đê cao.

Với tổng kinh phí 550.000 USD, DA sẽ triển khai thực hiện trong 3 năm trên 450ha tại Tân Hưng (Long An), Tháp Mười (Đồng Tháp) và Tri Tôn (An Giang). Qua đó hướng tới bảo tồn và phục hồi khoảng 6,7 triệu m3 nước theo các mốc thời gian: Năm 1: 100ha, tương ứng 1,5 triệu m3; năm 2: 150ha, 2,3 triệu3; năm 3: 200ha, 2,9 triệu m3. Trong đó tập trung vào các mô hình canh tác: Lúa - sen; sen - lúa; sen du lịch sinh thái; sen thâm canh...

Dù rất đồng tình với những tiện ích của DA, nhưng nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại tính khả thi và khả năng mở rộng. Bởi xu hướng giảm tiềm năng giữ nước ở ĐTM và TGLX không đơn giản để đảo ngược, vì nhiều địa phương đã nhận thức điều này có đem lại những lợi ích nhất định. Mặt khác, rất khó để duy trì diện tích này và càng khó hơn để mở rộng nếu chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ kỹ thuật như DA. Bởi, nếu trồng sen - lúa... tự phát như hiện nay, sản lượng chưa nhiều, nông dân có thể tự tiêu thụ được, nhưng khi tổ chức trồng trên diện tích lớn theo DA, chắc chắn người dân sẽ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Vì vậy, nhiều đại biểu đề xuất, nên có thêm phần giải pháp đầu ra. Thế nhưng, mọi người tỏ ra thất vọng khi đại diện IUCN Việt Nam cho biết, với kinh phí này, dự án chỉ có thể làm đến thế.

Vì thế, nhiều đại biểu lấy làm lo ngại, thậm chí có người còn cảnh báo: Nhiều khả năng người dân trong DA sẽ chết thê thảm hơn cả khi trồng lúa “toàn tập”. Bởi, lúa thì có thể trữ lại trong vài tháng, còn sen thì không thể. Phải chăng đây chính là “gót chân A-sin” khiến DA thua ngay ở vạch xuất phát?

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

TPHCM rà soát, thay thế các cây cầu yếu

MINH QUÂN |

TPHCM hiện còn nhiều cây cầu sắt cũ, xây dựng trước năm 1975, đang đối mặt với nguy cơ sập do xuống cấp nghiêm trọng.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.

Man City giữ ngôi đầu Premier League sau hòa kịch tính với Arsenal

Nhóm PV |

Man City thoát thua ngay trên sân nhà trước Arsenal nhờ bàn thắng ở phút 90+8 ở vòng 5 Premier League vào rạng sáng 23.9.

Bàn giao túi vàng bỏ quên trong thùng từ thiện gửi vùng lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Tối 22.9, thông tin từ Công an huyện Bảo Thắng, Công an xã Xuân Quang đã tổ chức bàn giao túi đồ trang sức bằng vàng bỏ quên trong thùng đồ từ thiện.

Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh ra khỏi điểm sạt lở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lớn khiến sạt lở đất vào khu ký túc xá học sinh, ngay sau đó lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh đến nơi an toàn.

Thể Công Viettel thắng ngược Hà Nội FC tại sân Mỹ Đình

NHÓM PV |

Tối 22.9, Thể Công Viettel đã đánh bại Hà Nội FC với tỉ số 2-1 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.