Để người tiêu dùng không bị “móc túi” khi chọn hoa quả nhập khẩu

Hiếu Anh |

Thời gian qua, Báo Lao Động liên tục phản ánh tình trạng các cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập nhèm về nguồn gốc, “đội lốt” hoa quả nhập khẩu để bán cho người tiêu dùng với giá cao. Vậy làm cách nào để người tiêu dùng không bị mất tiền oan?

 
Nhiều loại trái cây nhập nhèm về nguồn gốc, được người bán "đội lốt" hàng nhập khẩu để bán cho người tiêu dùng.

Hoa quả nhập khẩu có nguy cơ bị giả xuất xứ rất cao

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam chia sẻ, trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa đa dạng từ mẫu mã chủng loại đến nguồn gốc xuất xứ. Do đó, chọn hoa quả Việt Nam, Trung Quốc hay quốc gia nào là quyền của người tiêu dùng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần thông minh hơn khi quyết định xuống tiền mua hàng hóa.

Ông Nguyên gợi ý, hiện nay những loại hoa quả vốn được trồng phổ biến ở xứ nhiệt đới của Việt Nam như chuối, dưa, bưởi…người tiêu không cần thiết mua hoa quả nhập khẩu. Bởi các loại quả nhập khẩu thường có giá đắt gấp nhiều lần hoa quả trong nước, trong khi đó, nguy cơ giả xuất xứ rất cao.

Đối với hoa quả ở xứ ôn đới như quả anh đào, việt quất… Việt Nam gần như không trồng được. Do đó, nếu có nhu cầu, người tiêu dùng có thể chú ý các loại quả này.

Về việc phân biệt hoa quả nhập khẩu chuẩn nguồn gốc phải nhìn vào từng loại quả. Ví dụ đối với quả nho. Mặc dù, nhìn từ màu sắc, kích thước, hình dáng khó phân biệt, tuy nhiên, nếu ăn quả nho mà có hạt thì khả năng rất cao là nho Trung Quốc. Nho các nước Mỹ, Úc, Hàn Quốc thì không có hạt.

Người tiêu dùng cũng cần chú ý mua hoa quả nhập khẩu phải đúng vụ. Ví dụ nho Mỹ có mùa vụ từ tháng 8 đến cuối năm. Còn nho Úc có mùa từ tháng 2 đến tháng 8.

Kiwi từ New Zealand có vụ mùa từ tháng 5 đến 12, trong khi đó, kiwi Trung Quốc được thu hoạch từ cuối tháng 3 đến tháng 5. Quả cherry chín được thu hoạch vào mùa hè từ tháng 5 tới tháng 9 tại Mỹ. Tại Úc, mùa thu hoạch cherry sẽ bắt đầu từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 2 năm sau.

Bắt buộc có tem phụ bằng tiếng Việt

Luật gia Nguyễn Thu Trang, Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long cho biết, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có quy định như sau: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.

Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc có những nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Như vậy hàng hóa nhập khẩu nói chung, hoa quả nhập khẩu nói riêng được bày bán ở Việt Nam thì bắt buộc phải dán cả tem chính và tem phụ bằng tiếng Việt trên bao bì sản phẩm. Người tiêu dùng có thể tìm trên bao bì tem chính và tem phụ để kiểm tra các thông tin này.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể yêu cầu chủ cửa hàng cho xem các giấy tờ chứng minh nguồn gốc của hoa quả nhập khẩu.

Tiêu biểu như Certificate Of Origin – Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ do Phòng Thương mại của nước xuất khẩu cấp, xác nhận về nguồn gốc của sản phẩm được trồng, sản xuất tại nước đó. Tiếp đến là Phytosanitary Certificate – Chứng nhận kiểm dịch thực vật, đây là xác nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch nước nhập khẩu về tình trạng sản phẩm xuất khẩu với những yếu tố như: hóa chất bảo quản, sâu bệnh…

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu – do cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp (sau khi lấy mẫu, xét nghiệm), xác nhận tình trạng sản phẩm sau khi nhập khẩu đảm bảo các yếu tố để lưu hành an toàn. Ngoài ra khách hàng còn có thể xem thêm những giấy tờ như tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu, vận đơn, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cửa hàng.

Hiếu Anh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều cửa hàng hoa quả nhập khẩu bị xử phạt sau loạt bài của Báo Lao Động

Nhóm PV |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng "đội lốt" hoa quả nhập khẩu, lừa dối người tiêu dùng, lực lượng Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã vào cuộc xác minh, đồng thời ra quyết định xử phạt với nhiều cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu về hành vi buôn bán hàng lậu, không niêm yết giá đúng quy định.

Hoa quả Việt phải tự lớn mạnh mới cạnh tranh được hàng nhập khẩu

Hiếu Anh |

Tình trạng hàng loạt loại hoa quả nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ đã được Báo Lao Động phản ánh. Thị trường hoa quả nhập khẩu đang càng lúc càng lấn lướt và chiếm lĩnh thị phần hoa quả Việt.

"Đội lốt" hoa quả ngoại: Món hời siêu lợi nhuận và nguy cơ thất thu thuế

Nhóm PV |

Với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ, các cửa hàng, hệ thống kinh doanh hoa quả nhập khẩu đã thu lãi bạc tỉ. Trong khi đó, nhà nước có nguy cơ bị thất thu thuế, người tiêu dùng thì mua phải hàng hóa kém chất lượng, bị "móc túi" không thương tiếc.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.